36
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
các DN Trung Quốc chỉ đạt khoảng 30% tổng vốn
đầu tư đăng ký, trong khi tỷ lệ chung của các khu
vực FDI đạt xấp xỉ 50%. Trong 12 dự án thua lỗ, đắp
chiếu ngành Công Thương, có nhiều dự án do nhà
thầu Trung Quốc đảm nhận.
Thứ ba,
dòng vốn FDI của Trung Quốc thường
tập trung vào những lĩnh vực như dệt may, da giày,
xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản... Đây là
những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao; Chất
lượng nguồn vốn FDI thu hút được không đạt mục
tiêu đặt ra, do còn nhiều dự án FDI hàm lượng công
nghệ thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu… Những
cảnh báo gần đây cho thấy, nếu không cẩn thận, Việt
Nam sẽ trở thành “bãi rác công nghệ” của Trung
Quốc. Đặc biệt, thời gian qua, vụ việc xả thải, gây ô
nhiễm biển các tỉnh miền Trung của Formusa càng
dấy lên mối lo ngại về những hậu quả môi trường
mà các dự án FDI từ Trung Quốc gây ra.
Thứ tư,
các DN FDI của Trung Quốc thường
mang theo máy móc thiết bị, nhiều máy móc Trung
Quốc mang sang Việt Nam là những máy móc mà
nước ta có thể sản xuất được. Cùng với FDI, việc
Trung Quốc nhập ồ ạt hàng hoá tiêu dùng rẻ mạt,
cũng đã khó khăn cho một số ngành sản xuất hàng
tiêu dùng trong nước…
Thứ năm,
người lao động Trung Quốc ồ ạt đến
cùng với FDI, làm ăn, buôn bán, nhiều khi trái phép,
vi phạm pháp luật, lợi dụng những sơ hở luật pháp
của nước chủ nhà. Không ít trường hợp người lao
động Trung Quốc còn gây ra các vấn đề tệ nạn xã
hội, gây mất an ninh trật tự địa phương...
Thứ sáu,
cac DN Trung Quôc bị đánh giá it co
kha năng nghiên cưu, phat triên chuyên giao công
nghê, nâng cao trinh đô ky thuât. Trang thiêt bi,
may moc cua cac DN Trung Quôc đâu tư tai Viêt
Nam chu yêu co nguôn gôc tư Trung Quôc, trinh
đô công nghê đat mưc trung binḥ
… Thực trạng này
khiến cho việc kỳ vọng có thể tận dụng được kỹ
năng quản trị, chuyển giao công nghệ hiện đại khi
thu hút của Việt Nam không đạt được kết quả như
mong muốn.
Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI từ Trung Quốc
Dù thời gian qua, chất lượng dòng vốn FDI còn
nhiều vấn đề tồn tại nhưng trong “dòng chảy kinh
tế” thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế, việc thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc rất
quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
của Việt Nam phát triển. Vấn đề đặt ra hiện nay
là làm sao để có thể thu hút được nguồn vốn FDI
từ Trung Quốc nhưng vẫn đảm bảo được các yêu
cầu đặt ra, đặc biệt là bảo vệ môi trường, chuyển
giao công nghệ, liên kết hợp tác với các DN trong
nước. Theo đó, trong thời gian tới, cần chú ý một
số vấn đề sau:
Thứ nhất,
điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư
vốn FDI từ Trung Quốc phù hợp với cam kết hội
nhập quốc tế và bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0. Trong đó, cần đảm bảo công nghệ các
dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam phải là
công nghệ cao, hiện đại, không ảnh hưởng tới môi
trường. Về yêu cầu công nghệ, cần lựa chọn đúng
dự án dựa trên tiêu chí đáp ứng được nhu cầu tiếp
nhận, sử dụng được thành tựu hiện có của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0… Về cam kết hội nhập,
cần rà soát lại các tiêu chuẩn ưu đãi để phù hợp cam
kết hội nhập mà hiện nay Việt Nam đang ký kết,
tham gia và đảm bảo công bằng với tất cả các nhà
đầu tư khác.
Thứ hai,
không thu hút FDI bằng mọi giá, đặc biệt
là các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường,
thâm dụng vốn, dự án có giá trị thấp. Trong thời
gian tới, cần xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về môi
trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam để thu
hút các DN lớn của Trung Quốc, giảm bớt các DN
nhỏ lẻ, tìm kiếm các dự án có tầm ảnh hưởng, góp
phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững
của đất nước.
Thứ ba,
cần thực hiện tốt khâu hậu kiểm, phối
hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành, cơ quan quản lý
nhà nước ở trung ương và địa phương trong quản lý
các dự án FDI đã được cấp phép, không để tái diễn
việc gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao vai trò của
các tổ chức quần chúng và báo chí trong việc giám
sát, đánh giá tác động môi trường tại địa bàn…
Thứ tư,
kiên quyết từ chối cấp phép cũng như thu
hồi giấy phép đối với những dự án FDI không bảo
đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù
hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn
lao động, nhất là dự án gây ô nhiễm môi trường,
khai thác tài nguyên để xuất khẩu chứ không phải
để chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm…
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Đầu tư nước ngoài (2017), Số liệu thống kê tình hình thu hút vốn FDI
11 tháng đầu năm 2017;
2. Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2014), Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt
Nam sau hơn 20 năm nhìn lại;
3. Hồ Mai (2017), Vốn đầu tư từ Trung Quốc: Nếu có năng lực lựa chọn thì
không đáng lo, Tạp chí Nhà đầu tư;
4. Nguyên Đức (2017), Giải bài toán khai thác tiềm năng vốn FDI từ Trung
Quốc, Báo Đầu tư;
5. Nguyễn Thu Hằng (2012), Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác
động và một số vấn đề đặt ra, Luận văn Thạc sỹ.