TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
39
khi ra trường; nâng cao trình độ giảng viên đào tạo
công nghệ phần mềm theo tiêu chuẩn của hãng sản
xuất; Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ...
Ngoài ra, cần thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội,
kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số
trường đại học, cao đẳng và dạy nghề đạt chuẩn
quốc tế. Thu hút các trường đại học, dạy nghề có
đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà
giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của
nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia
vào quá trình đào tạo nhân lực đại học và nghiên
cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại
học Việt Nam… Cần có các chính sách rõ ràng trong
việc cải thiện chỉ số giáo dục đào tạo và nguồn nhân
lực thông qua việc nâng cao kỹ năng làm việc cho
học sinh sinh viên đặc biệt là kỹ năng làm việc và kỹ
năng tiếng Anh để có thể tận dụng được cơ hội do
cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại...
Hai là,
thực hiện tốt chính sách đãi ngộ và thu hút
tuyển dụng, sử dụng.
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ
quản lý giỏi cho các ngành của Tỉnh. Có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những
dự án thu hút nhiều nguồn nhân lực tổ chức đào
tạo nghề trực tiếp theo nhu cầu. Có kế hoạch và
chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực đi
đào tạo ở các nước có nền giáo dục, công nghiệp
phát triển; Coi giáo dục đào tạo và dạy nghề là
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh.Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực
trẻ trẻ phù hợp, tạo điều kiện cho công chức, viên
chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các
chức vụ lãnh đạo, quản lý. Có chính sách phụ cấp
và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo..) cho cán bộ có
trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng
cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình. Có
chính sách thu hút các nhà khoa học trình độ cao
tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ tại các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa
học - công nghệ.
Tạo ra môi trường lành mạnh trong công tác tuyển
dụng, thu hút nhân tài về với tổ chức với một môi
trường tuyển dụng và thu hút nhân tài: Minh bạch,
rõ ràng, công khai. Xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ
thống chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển
nguồn nhân lực. Có chính sách đãi ngộ và trọng dụng
nhân tài để có thể tìm nguồn và tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao với mục tiêu là phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phươg; Chú trọng việc bố trí,
sắp xếp nhân lực phù hợp với năng lực cá nhân nhằm
phát huy tối đa sở trường của người lao động.
Đối với DN, cần xây dựng một môi trường làm
việc thân thiện trong tổ chức DN với chế độ lương,
thưởng, phúc lợi công bằng và hợp lý cũng như sự
quan tâm chân thành của lãnh đạo đến người lao
động qua đó giúp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của DN, thúc đẩy DN ngày
càng phát triển bền vững.
Ba là,
nâng cao năng lực quản lý nguồn nhân lực
và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.
Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt
động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công
tác quản lý phát triển nguồn nhân lực. Phân định
rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc
theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch thu hút phát
triển nguồn nhân lực. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây
dựng kế hoạch quy trình tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; Có kế
hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
Đổi mới phương thức quản lý nguồn nhân lực theo
hướng hiện đại, hiệu quả. Chú trọng đầu tư cho các
cơ sở dạy nghề về cơ sở vật chất và nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ, giảng viên; nâng cao khả năng
đào tạo của các cơ sở đào tạo trong tỉnh; Tăng cường
liên kết phối hợp với các trường Đại học, các cơ sở
đào tạo lớn tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và
Đồng Tháp trong việc đào tạo ra lực lượng lao động
đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tóm lại, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra
những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực tương lai.
Điều này đòi hỏi cần có những đổi mới để có thể
đào tạo ra những người có trình độ năng lực vượt
trội, khả năng làm việc với công nghệ thông minh và
khả năng ngoại ngữ để có thể “đứng trên vai những
người khổng lồ” và tận dụng tốt các cơ hội của cuộc
cách mạng này, đưa nước ta nói chung và tỉnh Đồng
Tháp nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát
triển bền vững trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao
động Việt Nam, số 12, quý IV/2016;
2. Trần KimDung (2011), Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh;
3. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp;
4. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2015), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2015-2016;
5. TS. Lê Tuấn Ngọc, ThS. Hoàng Thị Kim Oanh, (2017) Cách mạng công nghiệp 4.0
và những thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam, Tạp chí Tài chính 6/2017;
6. Phạm Xuân Viễn (2015), Phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Đồng Tháp,
Tạp chí Kinh tế &Dự báo tháng 3/2015.