TCTC so 12 ky 2 - page 30

32
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Khả năng vận hành và đổi mới công nghệ chuyển giao
Trong hầu hết các thương vụ CGCN trong ngành
Công an, bên phía Việt Nam thường có thể vận hành
được ngay các công nghệ nhập khẩu, ngoại trừ trong
một số ít hợp đồng bên nước ngoài chỉ chuyển giao tài
liệu kỹ thuật thì bên Việt Nam phải thực hiện nghiên
cứu và sản xuất. Mức năng suất bình quân của từng
loại hình sản phẩm, thiết bị có sự khác nhau, song
ở mức tăng so với năng suất theo dây chuyền công
nghệ hiện tại của Ngành. Ví dụ: mức tăng năng suất
bình quân ngành may trong Tổng cục IV đã tăng lên
1,5 lần so với trước khi được đầu tư, đổi mới công
nghệ, dây chuyền may tự động (Tổng cục Hậu cần –
Kỹ thuật, 2014).
Về khả năng đổi mới công nghệ tại Tổng cục IV:
Hầu hết các hợp đồng CGCN đều thực hiện theo hình
thức nhập khẩu trực tiếp, hoặc theo phương thức
chuyển giao sản phẩm, nên bị hạn chế về năng lực đổi
mới công nghệ dựa trên các công nghệ chuyển giao.
Các sản phẩm ứng dụng từ việc đổi mới, cải tiến các
công nghệ chuyển giao đã được các đơn vị sử dụng
trong và ngoài ngành đánh giá cao. Bên cạnh việc đáp
ứng nhu cầu ở trong nước, các công nghệ của Ngành
cũng đã được chuyển giao sang Lào và Campuchia,
mặc dù với số lượng không nhiều.
Năng lực nghiên cứu của các đơn vị trong Tổng cục
Năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công
nghệ chưa cân đối giữa các lĩnh vực, mới chỉ tập trung
vào 4 nhóm, lĩnh vực chính là: Tin học (19,5% đề tài
nghiên cứu), Y tế (15,3%), Điện tử viễn thông (14,2%),
Hóa sinh (11,8%). Các lĩnh vực ít nghiên cứu như Xử lý
môi trường (0,6%), Phòng cháy chữa cháy (4,1%), Cơ
khí chế tạo (4,7%). Các lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn như:
Giải mã công nghệ, nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới,
nghiên cứu chế tạo các thiết bị nghiệp vụ đặc chủng còn
rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ hầu như mới chỉ
tập trung nghiên cứu tại một số đơn vị kỹ thuật nghiệp
vụ trong các Tổng cục trực thuộc Bộ (Tổng cục IV chiếm
tỷ lệ 59,2%), các Học viện, nhà trường chiếm tỷ lệ 11,6%,
Tổng cục Cảnh sát chiếm tỷ lệ 10,8%.
Thời gian thực hiện chuyển giao công nghệ
Thời gian kể từ khi thực hiện các luận chứng kinh
tế kỹ thuật để xin được chấp thuận về chủ trương
nhận CGCNđến khi thực hiện xong hợp đồng chuyển
giao cũng mất khá nhiều thời gian. Điều này là do các
công đoạn trong quy trình thực hiện hợp đồng phức
tạp, mất thời gian để đánh giá, chạy thử và nghiệm
thu công nghệ và sản phẩm công nghệ. Hơn nữa, mỗi
Chất lượng công nghệ và thiết bị chuyển giao
Tỷ lệ giá trị sử dụng còn lại trung bình của các
thiết bị chuyển giao qua các kênh ODA là 82%, nhập
khẩu là 100%.
Về mặt hình thức, mẫu mã, sản phẩm được sản
xuất ra từ công nghệ chuyển giao thường có hình
dáng bắt mắt, đẹp và đa dạng hơn so với các sản
phẩm tự làm trong nước, nhiều sản phẩm công
nghệ trong nước chưa sản xuất được. Hơn 70% sản
phẩm công nghệ trong ngành Công an nhân dân
(CAND) là có nguồn gốc nhập khẩu (Tổng cục Hậu
cần – Kỹ thuật, 2014). Các sản phẩm nhập khẩu bao
gồm nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các tài liệu
kỹ thuật và bí quyết, đến các dịch vụ về đào tạo,
chuyên gia. Các sản phẩm này nhìn chung là đáp
ứng được tính đồng bộ với hệ thống thiết bị hiện có
của ngành CAND.
Về mức độ hiện đại của công nghệ chuyển giao,
so với các sản phẩm công nghệ hiện có của ngành
CAND thì các sản phẩm công nghệ chuyển giao có
mức độ hiện đại hơn, thường ở thế hệ công nghệ
thứ II hoặc thứ III, so với mức hiện tại của công
nghệ trong ngành (thường chỉ ở mức IV hoặc V
do hầu hết các trang thiết bị lạc hậu duy trì từ các
công nghệ chuyển giao của Liên Xô và Trung Quốc
(những năm 1990) hoặc từ Đức, Nhật (những năm
2000 đến 2008).
Tuy nhiên, nếu so với các tiêu chuẩn quốc tế
trong từng loại phương tiện, thiết bị nghiệp vụ
trong ngành Công an, an ninh thì hầu hết các loại
sản phẩm công nghệ chuyển giao trong các hợp
đồng CGCN của ngành Công an nói chung hiện nay
là khá lạc hậu từ 10 đến 20 năm. Điều này cũng dễ
hiểu, khi các đơn vị nhập công nghệ của Việt Nam
vẫn chưa tiếp cận được với các công ty sở hữu công
nghệ nguồn, chủ yếu mua qua các công ty trung
gian thương mại. Năng lực đánh giá, thẩm định
công nghệ cũng chưa cao, dẫn tới chưa thể đánh giá
đúng chất lượng của công nghệ khi nhập.
Hiệu quả
chuyển giao
công nghệ
Chi phí chuyển giao
công nghệ
Chất lượng công nghệ
chuyển giao
Khả năng kiểm soát CN
của bên tiếp nhận
Thời gian chuyển giao
công nghệ
Hình 1. Tiêu chí xác định hiệu quả chuyển giao công nghệ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...148
Powered by FlippingBook