TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
37
Nam, bởi đây là lực lượng có khả năng hấp thụ
tốt nhất về khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, trong
nền công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các
thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển,
tự động hóa, kết nối vạn vật... thì Việt Nam nói
chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng đang đứng
trước nhiều vấn đề về chất lượng nguồn lao động
chất lượng cao. Cụ thể:
Một là,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động còn thấp: Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại hai
cách tính khác nhau về lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật. Theo Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
bao gồm từ đào tạo dưới 1 năm và từ trình độ sơ
cấp trở lên. Trong khi đó, theo cách tính của Tổng
cục Thống kê, lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật là lao động có chuyên môn và có chứng chỉ trở
lên. Với cách tính của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, năm 2015 cả nước có 28,05 triệu người có
trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng
lực lượng lao động. Trong khi theo cách tính của
Tổng cục Thống kê, số người có trình độ chuyên
môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng lực lượng lao động (20,78%). Bên
cạnh đó, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2015-2016, Việt Nam được xếp hạng chung là 56,
nhưng các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới
sáng tạo lại thấp hơn nhiều. Cụ thể: Năng lực hấp
thụ công nghệ xếp hạng 121; Mức độ phức tạp của
quy trình sản xuất: 101; Chất lượng của các tổ chức
nghiên cứu khoa học: 95; Giáo dục và đào tạo ở cấp
sau phổ thông: 95.
Hai là,
năng suất lao động thấp: Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của
Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7%
Thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu
Thu hút và phát triển nguồn nhân lực là một
trong những trọng điểm của chiến lược phát triển,
là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính
sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta khi
chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn
cầu hóa. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ
lực trong việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát
triển trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt,
nguồn lao động trẻ dồi dào là lợi thế lớn của Việt
thuhút, phát triểnnguồn laođộng chất lượng
caotrước yêu cầu của Cáchmạng Côngnghiệp4.0
ThS. Nguyễn Thanh Sang
- Công ty cổ phần Cấp thoát Nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp*
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình
dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; Làm thay đổi căn bản khái niệm đổi mới
công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất... Đây là cơ hội lớn song cũng là thách thức lớn
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của Việt Nam nếu chúng ta thiếu hụt
nguồn lực lao động chất lượng cao trong khi lại đang đối mặt với năng suất lao động thấp.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, năng suất lao động, nguồn nhân lực, Đồng Tháp
The Industrial Revolution 4.0 is forecasted
to be the foundation for a dramatic transition
from a resource-based, low cost labor force
to the intellectual economy; the revolution
also changes the concept of technology and
equipment innovation of the production
processes... This is a great opportunity, but also
a great challenge in the process of accelerating
industrialization, modernization and
integration of Vietnam. If we lack a qualified
labor force while facing low productivity.
Keywords: Industrial Revolution 4.0, labor productivity,
human resources, Dong Thap
Ngày nhận bài: 13/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 15/12/2017
Ngày duyệt đăng: 19/12/2017
* Email: