18
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều
hành giỏi ra sức lao động (có rất ít người nộp thuế
ở bậc thuế cao nhưng đóng góp số thuế rất lớn:
0,18% số người nộp thuế ở bậc 7 đóng góp số thuế
là 17,3%; trong khi 73,32% số người nộp thuế ở bậc 1
nhưng số thuế chỉ chiếm 10,06% tổng số thuế). Mức
thuế cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh nội bộ quốc
gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà
khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào
Việt Nam làm việc.
Theo Chiến lược cải cách thuế 2011 - 2020, mức
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ
được cải cách điều chỉnh giảm. Để bảo đảm tính
tương quan hợp lý giữa thuế TNDN và thuế TNCN,
đồng thời có tính đến xu thế cải cách thuế ở các
nước trong khu vực trong thời gian gần đây, cần
thiết phải sửa đổi mức thuế cao 35%.
Bên cạnh đó, bậc thuế TNCN cũng cần phải đơn
giản hóa. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu qui định
quá nhiều nhóm thu nhập bậc thuế sẽ làm phức tạp
công tác quản lý và khuyến khích trốn thuế trong
khi không có nhiều tác dụng tạo ra công bằng. Luật
Thuế TNCN có 7 mức thuế suất: 5%, 10%, 15%, 20%,
25%, 30% và 35%. Số lượng các mức thuế suất quá
lớn nếu so với thực tiễn bậc thuế TNCN ở các nước
trên thế giới.
Định hướng cải cách mức thuế TNCN đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế TNCN là sắc thuế mà hầu hết các nước đi
tiên phong trong cải cách thuế đã lựa chọn áp dụng.
Thuế TNCN với biểu thuế lũy tiến đánh vào thu
nhập từ tiền lương, tiền công hiện là công cụ hữu
hiệu giúp điều tiết hợp lý thu nhập của các tầng
lớp dân cư, góp phần điều tiết thu nhập cao vào
thu nhập của người giàu, giảm khoảng cách giàu –
nghèo trong xã hội.
Những năm gần đây, nhiều nước đã thực hiện
thuế ở bậc 5 đóng góp số tiền thuế là 19,45% tổng số
thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
- Có 0,65% tổng số người nộp thuế đang nộp
thuế ở bậc 6 đóng góp số tiền thuế là 14,18% tổng số
thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
- Có 0,18% tổng số người nộp thuế đang nộp
thuế ở bậc 7 đóng góp số tiền thuế là 17,30% tổng số
thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Luật Thuế TNCN có quy định giảm trừ gia cảnh
trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công của cá nhân cư trú. Như vậy, người có thu
nhập thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh thì chưa phải
nộp thuế. Người có thu nhập cao hơn mức giảm
trừ gia cảnh phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần gồm 7 bậc (5%; 10%; 15%; 20%; 25%; 30%;
35%). Người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn
cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau.
Qua 7 năm thực hiện Luật Thuế TNCN, dựa trên
các số liệu hàng năm của Bộ Tài chính và kết quả
tính toán của tác giả, số thu thuế TNCN có sự tăng
trưởng khá, cụ thể:
- Số thu năm 2009 đạt 110% so với năm 2008, đạt
3,4% trong tổng số thu NSNN, bằng 0,87% GDP.
- Số thu năm 2010 bằng 183,6% so với thực hiện
năm 2009, đạt 6,1% tổng thu NSNN (khoảng 6,05%
tổng thu nội địa, bằng 1,37% GDP).
- Số thu năm 2011 bằng 146,57% so với số thu
năm 2010, đạt khoảng 7,3% số thu NSNN và đạt
7,39% tổng thu nội địa, bằng 2,1% GDP.
- Số thu năm 2012 bằng 116,72% so với thực hiện
năm 2011, đạt 8,04% tổng thu nội địa, bằng 1,39%GDP.
- Số thu năm 2013 bằng 103,44% so với thực hiện
năm 2012, đạt 6,88% tổng thu nội địa, bằng 1,3%GDP.
- Số thu năm 2014 bằng 102,77% so với thực hiện
năm 2013, đạt 5,54% tổng thu nội địa, bằng 1,21%GDP.
- Số thu năm 2015 ước tính bằng 116,25% so với
thực hiện năm 2014, ước đạt 5,99% tổng thu nội địa.
Thực tế trên cho thấy, mức thuế suất cao nhất
35% hiện nay là cao cùng với khoảng cách thu nhập
giữa các bậc thuế còn dày dẫn đến mức điều tiết
thuế tăng nhanh ở các bậc thuế sau, vì vậy, những
người nộp thuế ở bậc 6, bậc 7 cho rằng chưa khuyến
BẢNG 2. TỶ TRỌNG QUỐC GIA PHÂN THEO MỨC THUẾ SUẤT
CAO NHẤT TRONG BIỂU THUẾ TNCN (trong tổng số 189 nước)
Giai đoạn
Tỷ trọng
số nước có
mức thuế
suất cao
nhất thấp
hơn 30%
Tỷ trọng số
nước có mức
thuế suất cao
nhất từ 30%
đến 40%
Tỷ trọng
số nước
có mức
thuế suất
cao nhất
trên 40%
Tổng
cộng
1991-1995
35,73%
32,2% 32,07% 100%
1996-2000
41,63% 34,47% 23,91% 100%
2001-2005
48,79% 34,03% 17,18% 100%
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Klara Sabirianova Peter, Steve Buttrick, and Denvil Duncan (2010)
Thuế TNCN là sắc thuế mà hầu hết các nước đi
tiên phong trong cải cách thuế đã lựa chọn áp
dụng. Thuế TNCN với biểu thuế lũy tiến đánh
vào thu nhập từ tiền lương, tiền công hiện là
công cụ hữu hiệu góp phần điều tiết thu nhập
cao vào thu nhập của người giàu, giảm khoảng
cách giàu – nghèo trong xã hội.