Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 26

28
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đồng của doanh nhân.
Ba là,
xây dựng hệ thống các biện pháp hỗ trợ
doanh nhân tham gia khu vực kinh doanh chính
thức, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả DN, chú
trọng phát triển doanh nhân ở khu vực nông thôn
(DN trực tiếp kinh doanh nông nghiệp, DN công
nghiệp, tiểu công nghiệp, DN chế biến nông sản...).
Từ những DN nông thôn, sẽ xuất hiện ngày càng
nhiều doanh nhân xuất thân từ nông dân, không
ngừng góp phần phát triển thêm đội ngũ doanh
nhân nước ta. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả
chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, quan tâm hỗ trợ
khu vực hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN
và đăng ký đầy đủ theo Luật DN. Khuyến khích liên
kết, mua bán và sáp nhập DN và áp dụng các biện
pháp phù hợp để tăng nhanh số lượng DN có quy
mô vừa, thúc đẩy hình thành và phát triển một số
DN lớn, đủ sức thực hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các
DN nhỏ và vừa, thâm nhập vào thị trường thế giới
thông qua các chuỗi sản xuất và cung ứng.
Bốn là,
đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
doanh nhân. Hiện nay, không ít doanh nhân có
trình độ học vấn hạn chế, năng lực kỹ năng quản
lý lãnh đạo điều hành. Đó là những hạn chế khả
năng và tầm nhìn rất cần thiết của doanh nhân trong
thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay, do đó giảm
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của DN. Thiếu đội
ngũ doanh nhân giỏi đang là một trở ngại chủ yếu
về nguồn nhân lực đang hạn chế sự phát triển của
đất nước ta trên con đường hội nhập. Do đó, trong
thời gian tới, cần đẩy mạnh xây dựng và triển khai
thực hiện chương trình quốc gia về đào tạo doanh
nhân, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Ðổi
mới nội dung chương trình và phương pháp đào
tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh ở các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề. Cần nâng cao trình độ mọi mặt cho doanh
nhân, trong đó tập trung vào việc nâng cao năng
lực, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân; các
kiến thức về kinh tế thị trường, về pháp luật trong
kinh doanh; về khoa học quản lý, nhất là quản lý
DN... Ðề cao văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã
hội của doanh nhân, xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Alan Phan - Doanh nhân Việt Nam trong thế trận toàn cầu (2015).
2. Phương Hà (2000), Nghệ thuật điều hành DN vừa và nhỏ, NXB TP Hồ Chí
Minh.
3. Đoàn Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Khoa học Quản
lý, NXB Khoa học & kỹ thuật;
4. Ngô Kim Thanh (2012), Quản trị DN, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu chiến
lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là
bước đột phá góp phần thúc đẩy phát triển đất nước,
đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của Việt Nam
trong thời đại mới. Trong thời gian tới, nhằm tiếp
tục xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ mạnh, cần tập
trung vào các giải pháp chính sau:
Một là,
tiếp tục thống nhất nhận thức về vai trò của
đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường đồng thời với việc công khai
minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ về tài chính,
đất đai, thuế... nhằm tạo điều kiện để các DN thuộc
mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các nguồn
lực phát triển. Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho
doanh nhân, khuyến khích tinh thần làm giàu hợp
pháp, giải tỏa cho họ sức ép của những định kiến
lâu nay, tạo sự ủng hộ và khuyến khích họ về những
đóng góp lớn lao cho xã hội, cho đất nước. Tiếp tục
cải cách hành chính, bảo đảm các cơ quan và người
thi hành công vụ hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nhân.
Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn
ý kiến của doanh nhân trong quá trình ban hành và
tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
Hai là,
tăng cường quản lý nhà nước, trong đó
cần được chú trọng về cả hai mặt: vừa tạo môi
trường thể chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát
triển đất nước và thông lệ quốc tế, vừa hướng dẫn,
khuyến khích trợ giúp doanh nhân kinh doanh, phát
triển DN, thu được lợi nhuận hợp pháp. Trước mắt,
đó là việc thực hiện những giải pháp quản lý nhằm
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm
bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của DN, doanh
nhân. Mặt khác, có những quy định pháp luật chặt
chẽ ràng buộc doanh nhân trong việc thực hiện các
nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước, đối với
xã hội; đồng thời, có quy chế kiểm tra chặt chẽ việc
thực hiện, trước mắt là thực hiện việc “hậu kiểm”
DN một cách nghiêm túc, khắc phục những hành vi
vi phạm pháp luật, tổn hại đến lợi ích đối với cộng
CụcQuản lýĐăngkýkinhdoanh (BộKếhoạchvà
Đầu tư) cho biết, năm2015 sốDNđăng ký thành
lập tăng cao nhất từ trước đến nay, cả về số DN
và số vốn đăng ký. Hệ thống thông tin đăng ký
DN quốc gia đã ghi nhận 94.754 DN thành lập
mới, tăng 26,6% so với năm 2014. Tổng vốn
đăng ký trong năm2015 cũng tăng 39,1%so với
năm trước, đạt mức 601.519 tỷ đồng.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...97
Powered by FlippingBook