Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
21
thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020”.
Trong thời gian tới, nhằm phát triển hoạt động tài
chính vi mô, hướng đến thực hiện Phổ cập tài chính
tại Việt Nam đến năm 2020, cần chú trọng một số
vấn đề sau:
Thứ nhất,
xây dựng môi trường pháp lý để phát
triển ngành Tài chính vi mô phổ cập, bền vững và
theo định hướng thị trường.
Hành lang pháp lý cho tài chính vi mô bao gồm
cả khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức tài chính vi
mô chính thức và cho các chương trình/dự án tài
chính vi mô bán chính thức. Đối với các tổ chức tài
chính vi mô, những quy định pháp lý cao nhất có
trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Khoản
5, Điều 20, Điều 21, Điều 88, Khoản 3 Điều 130). Mặc
dù trước đó đã có hai nghị định của Chính phủ đề
cập đến vấn đề này là Nghị định số 28/2005/NĐ-CP
ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số
165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số điều trong Nghị định 28, nhưng trong
hai văn bản này vẫn có nhiều điểm chưa phù hợp
với giai đoạn phát triển mới của ngành Tài chính
Việt Nam (nhất là từ sau khủng hoảng tài chính thế
giới năm 2008) và cũng như chưa được cập nhật theo
các chuẩn mực quốc tế về phát triển Tài chính vi mô
(BCPM). Theo Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính vi mô là một trong bốn loại hình tổ chức tín
dụng tại Việt Nam (cùng với Ngân hàng, Tổ chức
tín dụng phi ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân).
Tuy nhiên, với những đặc thù về đối tượng khách
hàng mục tiêu, tôn chỉ và phạm vi hoạt động, hình
thức tổ chức... cần phải có các văn bản dưới luật
hướng dẫn cụ thể hóa những quy định trong Luật
Các tổ chức tín dụng.
Mới đây nhất, ngày 31/12/2015, NHNN đã ban
hành Thông tư số 33/2015-TT-NHNN quy định cụ
thể về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
tổ chức tài chính vi mô nhằm hoàn thiện hành lang
pháp lý cho hoạt động của các tổ chức Tài chính vi
mô thời gian tới. Tuy nhiên, rất cần có các thông tư
hướng dẫn về quản trị điều hành hoạt động của tổ
chức tài chính vi mô, có định hướng cho việc điều
chỉnh, củng cố, tiến tới chính thức hóa hoạt động của
các chương trình/dự án tài chính vi mô do các tổ chức
tài chính vi mô bán chính thức triển khai hoạt động.
Thứ hai,
tăng cường năng lực giám sát quản lý
nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô.
Để giám sát một cách có hiệu quả hoạt động của
các tổ chức tài chính vi mô theo các chuẩn mực quốc
tế, Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng 25 nguyên tắc
cơ bản giám sát hoạt động tài chính vi mô do Ủy
cầu, trong đó tập trung xoay quanh các chủ đề về
sự lãnh đạo của Chính phủ, khung pháp lý, tính cân
xứng giữa rủi ro và lợi ích, vấn đề về đa dạng hóa
sản phẩm dịch vụ theo hướng thị trường... Đây là
những nội dung quan trọng và cốt lõi để phát triển
phổ cập tài chính tại từng quốc gia.
Về phương diện kinh tế, phổ cập tài chính giúp cải
thiện cuộc sống của người dân, nhất là những người
thuộc tầng lớp nghèo khó trong xã hội, thông qua việc
cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng và vốn để cải thiện
mức sống một cách lâu dài. Cách thức hỗ trợ của phổ
cập tài chính khác biệt với từ thiện, với phương châm
“giúp người nghèo cần câu cá chứ không phải con
cá”, vì vậy hiệu quả mà phổ cập tài chính mang lại
có ý nghĩa căn cơ và lâu dài hơn. Về phương diện xã
hội, phổ cập tài chính tạo điều kiện ổn định về mặt tài
chính cho các thành phần có tính nhạy cảm với biến
động của nền kinh tế (như người nghèo, người thu
nhập thấp), từ đó góp phần tạo ra sự tăng trưởng một
cách toàn diện cho nền kinh tế. Để đạt được mục đích
này, tại mỗi quốc gia cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
hành động của Chính phủ và của ngành Tài chính.
Theo đó, Chính phủ thể hiện vai trò quan trọng trong
việc thiết kế hành lang pháp lý, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,
nhằm xây dựng một nền tài chính hướng theo các
nguyên tắc thị trường mà vẫn bảo đảm có trách nhiệm
với người sử dụng dịch vụ. Điều đó cũng có nghĩa là
xây dựng một chương trình phổ cập tài chính trên nền
tảng bảo vệ người tiêu dùng. Để thực hiện điều này,
nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) trực thuộc
WB khuyến nghị Chính phủ các nước cần phải hướng
tới ba mục tiêu cụ thể, đó là sự minh bạch trong cung
cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, cách thức đối xử
công bằng với người sử dụng dịch vụ và có biện pháp
can thiệp một cách hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng.
Một số đề xuất đối với Việt Nam
Là một quốc gia có tỷ lệ người nghèo khá cao,
Việt Nam là một trong các điểm đến của chương
trình Phổ cập tài chính toàn cầu. Dưới sự hỗ trợ của
ADB, chương trình Phổ cập tài chính tại Việt Nam
được triển khai tập trung vào phát triển ngành tài
chính vi mô, bên cạnh phát triển ngành tài chính
chuyên sâu. Mục tiêu của chương trình phát triển
ngành Tài chính vi mô quốc gia được cụ thể hóa trên
các nội dung: Củng cố và tăng cường hoạt động của
hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Hỗ trợ cải cách
ngân hàng Chính sách xã hội và Chính thức hóa các
tổ chức tài chính vi mô. Ngày 06/12/2011, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg
về việc phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...97
Powered by FlippingBook