TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
27
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, số lượng và chất
lượng đội ngũ doanh nhân của Việt Nam hiện chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Quy
mô DN nước ta còn nhỏ bé so với khu vực và thế
giới trong khi hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhiều
doanh nhân thiếu kiến thức về pháp luật và kinh
doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chuyên
nghiệp, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập.
Ðội ngũ doanh nhân chưa xây dựng được văn hóa
kinh doanh chung, chưa liên kết chặt chẽ trong hoạt
động. Hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế thúc
đẩy phát triển DN, doanh nhân còn thiếu đồng bộ,
hiệu quả chưa cao, cải cách hành chính còn chậm...
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang bước vào
sân chơi chung toàn cầu, việc xây dựng đội ngũ
doanh nhân Việt Nam là rất cần thiết, nhằm tiếp tục
góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững,
vừa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nước
ta trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức
điều này, ngày 09/12/2011, Bộ Chính trị cũng đã ban
hành Nghị quyết số 09-NQ/TW vê xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết này được
đánh giá là sự động viên khích lệ lớn lao, tạo thêm
niềm tin và sức mạnh cho cộng đồng DN Việt Nam
tiếp tục trụ vững, vượt qua khó khăn, trở ngại đóng
góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Có thể nói, với nhận thức đội ngũ doanh nhân
là đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, là một trong những nhân
Doanh nhân đóng vai trò quyết định trong việc
huy động các nguồn lực tạo ra sản phẩm và dịch vụ
cho xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm
nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội. Theo thống kê mới
đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, khu vực doanh nghiệp (DN) đã đóng góp hơn
60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách Nhà nước, thu
hút được hơn 7,4 triệu lao động, chiếm 16,3% lực
lượng lao động của toàn xã hội.
Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) cho biết, năm 2015 số DN đăng ký thành
lập tăng cao nhất từ trước đến nay, cả về số DN và
số vốn đăng ký. Hệ thống thông tin đăng ký DN
quốc gia đã ghi nhận 94.754 DN thành lập mới, tăng
26,6% so với năm 2014. Tổng vốn đăng ký trong năm
2015 cũng tăng 39,1% so với năm trước, đạt mức
601.519 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân
trên 1 DN năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với
cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, tổng vốn đăng ký tăng
thêm của các DN thay đổi tăng vốn cũng ở mức cao
- 851.024 tỷ đồng. Có thể nói, những cải cách mạnh
mẽ của môi trường kinh doanh Việt Nam trong
những năm gần đây, nhất là các quy định mới của
Luật DN, Luật Đầu tư, kết quả thực hiện Nghị quyết
19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016…
đã có tác động lan tỏa lên tinh thần khởi sự kinh
doanh, tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨDOANHNHÂNVIỆT NAM
TRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP
ThS. PHẠM XUÂN VIỄN
- Đại học Đồng Tháp
Là thành viên của c c tổ chức kinh t - tài ch nh quốc t , tham gia hầu h t c c hiệp định
thương mại tự do, nền kinh t Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với bên ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trong sân chơi với những luật lệ, quy định khắt khe
của thương trường th giới. Thực t đó đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng được đội ngũ
doanh nhân đủ mạnh nhằm ph t triển lâu dài, tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa nền
kinh t nước nhà ph t triển trên tầm cao mới.