Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 18

20
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
một ngân hàng/tổ chức tài chính chính thức. Hiện
nay, tại hai khu vực châu Phi và châu Á, tỷ lệ phổ
cập tài chính còn ít và không đồng đều ở tất cả các
nước. Số liệu trên Bảng 1 cho thấy so với các nước
trong khu vực và lân cận, Việt Nam có mức phổ cập
tài chính khá thấp.
BẢNG 1: TỶ LỆ PHẦN TRĂM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ TÀI
KHOẢN TẠI MỘT NGÂN HÀNG/TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC
Quốc gia
Năm 2012 (%)
Năm 2015 (%)
Thái Lan
72,7
78,1
Trung Quốc
63,8
78,9
Singapore
98,2
96,4
Nhật Bản
96,4
96,6
Việt Nam
21,4
31%
Nguồn: ADB – Tài liệu hội thảo tham vấn hỗ trợ phát triển tài chính vi mô
Hiện nay, chương trình Phổ cập tài chính đã
được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế
giới. Năm 2012, các tổ chức trực thuộc chính phủ
của 78 quốc gia đã gia nhập Liên minh Phổ cập tài
chính toàn cầu (AFI) - mạng lưới của những nhà
làm chính sách tại các quốc gia nhằm nghiên cứu bổ
sung và hoàn thiện chính sách một cách hiệu quả,
hướng tới mục tiêu phổ cập tài chính trên toàn thế
giới. Cũng trong năm 2010, nhóm G-20 với nhận
thức Phổ cập tài chính là một trụ cột quan trọng
trong phát triển kinh tế toàn cầu, đã hình thành Hội
Phổ cập tài chính toàn cầu (GPFI) mở rộng vấn đề
quan tâm tới các quốc gia ngoài G-20. Đồng thời,
nhóm này cũng đưa ra các nguyên tắc nhằm đổi mới
các chính sách liên quan đến phổ cập tài chính toàn
Phổ cập tài chính giúp tăng trưởng kinh tế
Theo ADB, “Phổ cập tài chính có thể hiểu là khả
năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đa dạng của tất cả
mọi người trong xã hội”. Trong khi đó, Ngân hàng
Thế giới (WB) lại định nghĩa chi tiết hơn “Phổ cấp
tài chính toàn diện là tình trạng trong đó tất cả mọi
người có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính
có chất lượng, được cung cấp với giá hợp lý, thông
qua những cách thức thuận tiện, phù hợp với tiêu
chuẩn/điều kiện của khách hàng”. Tuy có các cách
nhìn khác nhau, song nội hàm “phổ cập tài chính”
bao hàm bốn vấn đề chính, cụ thể:
Một là,
đa dạng về sản phẩm dịch vụ, gồm dịch
vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền,
thanh toán, bảo hiểm… và dịch vụ phi tài chính như
tư vấn, đào tạo…, thể hiện tính toàn diện của dịch
vụ cung cấp.
Hai là,
đa dạng về đối tượng khách hàng, tập
trung chủ yếu vào cho người nghèo, cận nghèo,
người có thu nhập thấp, người không có khả năng
tiếp cận được với các tổ chức tài chính chính thức.
Ba là,
đa dạng về tổ chức cung ứng dịch vụ, bao
gồm các tổ chức chính thức, bán chính thức, các tổ
chức phi chính phủ.
Bốn là,
đa dạng về cách thức cung ứng sản phẩm
dịch vụ, tạo ra nhiều kênh hiện đại cung cấp dịch
vụ cho khách hàng, thay vì cách thức truyền thống
như trước đây.
Thông thường, có thể nhận biết tình trạng phổ
cập tài chính của một quốc gia thông qua việc đo
lường số lượng người trưởng thành mở tài khoản tại
TÀI CHÍNHVI MÔTRONG CHƯƠNGTRÌNH
PHỔ CẬP TÀI CHÍNHTẠI VIỆT NAM
TS. BÙI DIỆU ANH
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Phổ cập tài ch nh đang trở thành xu hướng ph t triển ngày càng sâu rộng tại nhiều quốc
gia trên th giới. Dưới sự tài trợ của Ngân hàng Ph t triển châu Á (ADB), thời gian qua,
Việt Nam đã có những bước chuẩn bị thi t thực trên nhiều phương diện nhằm thực hiện
Phổ cập tài ch nh theo một lộ trình đã hoạch định. Bài vi t đưa ra một số đề xuất nhằm
ph t triển hoạt động tài ch nh vi mô, được coi như là một trong nội dung quan trọng để
thực hiện phổ cập tài ch nh tại Việt Nam đ n năm 2020.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...97
Powered by FlippingBook