Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 91

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
93
bản. Ủy quyền lập và ký hóa đơn được dựa trên
cơ sở pháp lý theo Điều 142 Bộ Luật Hình sự 2005
và Điểm d, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/
TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định:
Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ
tên)”: Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào
tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền
của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký,
ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức
vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”. Trong trường
hợp ủy quyền lập và ký hóa đơn sai quy định pháp
luật thì hóa đơn đó trở thành hóa đơn bất hợp lệ, bất
hợp pháp và doanh nghiệp bị loại thuế GTGT và chi
phí. Các chỉ tiêu trên hóa đơn tài chính có liên quan
đến ủy quyền, lập và ký hóa đơn tài chính bao gồm:
Thứ nhất, về chỉ tiêu “Người mua hàng”:
Bên bán viết hóa đơn GTGT đầu ra có thể mắc
sai sót như sau: Để trống chỉ tiêu này do người mua
hàng không đến doanh nghiệp ký hóa đơn hoặc
người mua hàng nào ký thì ký, còn không ký vẫn
để trống. Nếu mắc phải sai sót trên, khi đó bên bán
bị phạt 1 triệu đồng và bên mua bị loại thuế GTGT
cũng như bị xuất toán chi phí.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể thì
“người mua hàng” không phải ký, cụ thể: Khi lập
hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất
thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài,
hoặc một số trường hợp đặc biệt như siêu thị, nhà
hàng, người mua hàng cũng không phải ký. Người
mua hàng không ký do không đến mua hàng trực
tiếp tại doanh nghiệp thì người viết hóa đơn viết
H
óa đơn tài chính (hóa đơn giá trị gia tăng
- GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường)
là một trong những chứng từ kế toán theo
quy định của pháp luật kế toán thuế. Hóa đơn tài
chính được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp
hạch toán, được lập khi doanh nghiệp bán sản phẩm
(hàng hóa, dịch vụ).
Theo các chuyên gia tài chính, hóa đơn tài chính có
vị trí rất quan trọng và tác dụng to lớn trong công tác
quản lý nói chung và kế toán nói riêng: Là bằng chứng
để kiểm tra kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp
(kiểm soát chi phí, doanh thu…), giúp cho việc quản
lý và ghi sổ kế toán (ghi sổ chi phí, doanh thu, thuế
GTGT đầu vào, đầu ra…); đồng thời là căn cứ chứng
minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế đã được
thực hiện (nghiệp vụ mua vào, bán ra, khấu trừ thuế
GTGT…) và là căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chính
sách, chế độ kế toán… Nhiều chỉ tiêu trên hóa đơn tài
chính bắt buộc kế toán tại các doanh nghiệp phải thực
hiện đúng theo quy định của chế độ hiện hành. Tuy
nhiên, tại các doanh nghiệp hiện nay còn sai sót nhiều
khi sử dụng hóa đơn tài chính, đặc biệt là những sai
sót liên quan đến việc ủy quyền lập, ký và đóng dấu
trên hóa đơn tài chính. Khi đó, hóa đơn tài chính bị
loại, bên mua bị xuất toán thuế GTGT đầu vào và chi
phí đồng thời bên bán bị cơ quan thuế phạt tiền.
Ủy quyền lập hóa đơn là việc người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân như Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc ủy quyền cho người khác (ví dụ:
ủy quyền cho phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
hoặc Kế toán trưởng…) lập và ký hóa đơn. Hình
thức ủy quyền lập và ký hóa đơn phải bằng văn
TRAOĐỔI VỀ VIỆC ỦY QUYỀN LẬP, KÝ
VÀ ĐÓNGDẤUĐỐI VỚI HÓA ĐƠNTÀI CHÍNH
ThS. NGUYỄN ĐỨC BÌNH, LÊ QUANG TRUNG -
Đại học Lao động - Xã hội
Trước những sai sót mà không t doanh nghiệp thường gặp phải khi thực hiện ủy quyền
lập, ký và đóng dấu đối với hóa đơn tài ch nh, nhằm giúp cho k to n tại c c doanh nghiệp
hiểu sâu hơn về nội dung này, tr nh những sai sót khi sử dụng hóa đơn tài ch nh và bị xuất
to n thu gi trị gia tăng, bài vi t sẽ phân t ch, làm rõ c c quy định để doanh nghiệp thực
hiện tốt hơn.
1...,81,82,83,84,85,86,87,88,89,90 92,93,94,95,96,97
Powered by FlippingBook