TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
85
Toàn cảnh công nghiệp nông thôn hiện nay
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công
nghiệp cả nước và có quan hệ mật thiết với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Lĩnh vực này bao
gồm các hoạt động sản xuất - kinh doanh của hộ
kinh tế gia đình, các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau, sản xuất kinh doanh trên
cơ sở khai thác các nguồn lực ở địa phương phục vụ
thị trường địa phương, trong nước và nước ngoài…
công nghiệp nông thôn nhìn chung đã tạo ra một khối
lượng hàng hoá không nhỏ để đáp ứng nhu cầu của
sản xuất, đời sống và xuất khẩu, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn hiện nay.
Thực vậy, với sự tác động của chính sách phát
triển nông thôn và chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần, công nghiệp nông thôn thời gian qua đã
có sự phát triển mạnh mẽ về cả bề rộng lẫn chiều sâu:
Theo chiều rộng:
Công nghiệp nông thôn phát
triển khá mạnh về sản lượng, quy mô và tốc độ tăng
trưởng. Thời kỳ 1986-1990: Công nghiệp nông thôn
đã phát triển và tăng trưởng ổn định; Thời kỳ 1990-
1993: Khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị
trường, do chưa chuyển hướng kịp nên công nghiệp
nông thôn phát triển chậm lại; Thời kỳ 1993-1997:
Công nghiệp nông thôn đã có bước hồi phục và phát
triển khá hơn, tốc độ tăng trưởng ở nhiều địa phương
đạt 7%-9% thậm chí ở Đông Nam Bộ trên 15%; Thời
kỳ từ 2000-2005 mức tăng trưởng của công nghiệp
nông thôn ở nhiều địa phương đạt từ 12%-15%; Từ
năm 2006 đến nay lĩnh vực này đã đi vào quỹ đạo và
phát triển khá ổn định.
Theo chiều sâu:
Phát triển công nghiệp nông thôn
đã bắt đầu chuyển hướng phục vụ theo yêu cầu của
thị trường; các sản phẩm được sản xuất ra đều xuất
phát từ yêu cầu của thị trường. Nhiều làng nghề cũng
đã chuyển hướng mặt hàng cho phù hợp với yêu cầu
thị trường. Phần lớn các cơ sở kinh doanh đã đổi mới
công nghệ, để tăng năng suất lao động và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Công nghiệp nông thôn phát triển đã phần nào
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông
thôn và đặc biệt đã đóng góp tích cực vào việc tạo
ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Thu
nhập từ sản xuất công nghiệp nông thôn đã tăng gấp
2-3 lần thu nhập thuần nông, chiếm khoảng 70% thu
nhập của các hộ nông dân làng nghề. Trong cơ cấu
kinh tế: Giá trị sản xuất của công nghiệp tăng mạnh
từ 9,9% (1990) lên 24,2% vào năm 2011.
Nhân tố thúc đẩy phát triển công nghiệp nông
thôn
Làng nghề:
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung (1954-1986), làng nghề là nơi phát triển các
ngành nghề phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và nâng
cao đời sống nông dân. Trong thời kỳ đổi mới đến
nay, các làng nghề sản xuất kinh doanh tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ đã phần nào hỗ trợ giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội
và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và nông thôn.
Thực tế, làng nghề là lực lượng chủ yếu của công
nghiệp nông thôn và là hình thức chủ yếu của phát
triển công nghiệp nông thôn trong quá nông thôn
mới. Phát triển các làng nghề đồng nghĩa với phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn,
nhờ vậy sẽ nâng cao tỷ trọng của công nghiệp ở nông
VẤNĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNGNGHIỆPNÔNGTHÔN
ỞVIỆT NAMHIỆNNAY
NÔNG MAI THANH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Sau hơn 30 năm đổi mới, công nghiệp nông thôn giờ đây đã đạt được những thành tựu
quan trọng, ph t triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi và
th ch thức của hội nhập, vấn đề ph t triển công nghiệp nông thôn cần thi t được đặc biệt
quan tâm và đầu tư một c ch th ch đ ng trong thời gian tới.