86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
tích nhà xưởng và có điều kiện đổi mới công nghệ.
Những vấn đề đặt ra
Để phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam
bền vững thời gian tới cần thiết thực hiện một số nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất,
xây dựng quy hoạch phát triển công
nghiệp nông thôn.
Nước ta hiện vẫn chưa có được một chiến lược,
quy hoạch phát triển dài hạn cho công nghiệp nông
thôn, do đó phát triển công nghiệp nông thôn còn
mang tính tự phát, ứng phó và thiếu tính bền vững.
Một số ngành nghề, một số nơi tuy đã quy hoạch
nhưng những quy hoạch đó được xây dựng chưa có
cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa gắn bó chặt chẽ với
quy hoạch, địa phương, lãnh thổ do đó tính khả thi
thấp. Chính vì vậy, để phát triển công nghiệp nông
thôn bền vững trong tương lai, cần chú ý các nội dung
cụ thể sau: Quy hoạch phát triển ngành nghề lâu dài,
ngành nghề bị thay thế...; Quy hoạch phát triển các
làng nghề phân bố hợp lý; Xây dựng các khu công
nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề làm
trung tâm, là hạt nhân phát triển công nghiệp nông
thôn ở các huyện, xã. Chúng có ý nghĩa quan trọng
trong việc giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra cơ sở hạ
tầng tốt hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển sản
xuất - kinh doanh.
Thứ hai,
hoàn thiện tổ chức quản lý đối với công
nghiệp nông thôn.
Công nghiệp nông thôn bao gồm nhiều ngành
nghề và được phân bổ ở hầu khắp các địa phương.
Hiện nay phổ biến là các địa phương giao cho Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản
lý Nhà nước đối với công nghiệp nông thôn. Còn đối
với các cụm công nghiệp làng nghề thì có nơi giao
cho xã quản lý, có nơi giao cho huyện quản lý, có nơi
không rõ ai quản lý, giữa quản lý Nhà nước và quản
lý nội bộ cụm công nghiệp làng nghề cũng chưa được
xác định rõ. Đối tượng quản lý và chủ thể quản lý của
công nghiệp nông thôn và của các cụm công nghiệp
làng nghề chưa được xác định rõ ràng dẫn tới hạn chế
vai trò quản lý, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn và cụm công nghiệp làng nghề.
Chính vì vậy, bài viết đề xuất công tác quản lý công
nghiệp nông thôn và cụm công nghiệp làng nghề nên
giao cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý về mặt
Nhà nước. Tỉnh sẽ uỷ quyền cho Ban quản lý khu
công nghiệp chịu trách nhiệm thống nhất quản lý cả
khu công nghiệp, khu công nghiệp và nông nghiệp,
cụm công nghiệp làng nghề... Cùng với đó, để quản
lý nội bộ cụm công nghiệp làng nghề cũng nên hình
thành ban quản lý cụm công nghiệp làng nghề.
thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn.
Nhờ tác động tích cực của nhiều chính sách, đặc
biệt là chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn (ban hành theo Quyết định 132/2008/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), các làng nghề ở
nông thôn Việt Nam như được tiếp sức và phát triển
mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận,
đó là:
- Làng nghề ở nông thôn Việt Nam đã có sự tăng
lên về cả số lượng, quy mô lẫn giá trị qua các năm.
Theo số liệu điều tra năm 2012 của Tổ chức quốc tế
Nhật Bản cả nước có gần 3000 làng nghề, trong đó
làng nghề ở Bắc Bộ chiếm 63%, riêng vùng châu thổ
Sông Hồng chiếm 43% số làng nghề toàn quốc.
- Các làng nghề đã chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
phù hợp với yêu cầu thị trường. Trên cơ sở nghiên
cứu nhu cầu thị trường, nhiều làng nghề đã chuyển
đổi mẫu mã sản phẩm, đi đôi với bước đầu đổi mới
về công nghệ nên đã kịp thời đáp ứng được theo yêu
cầu của thị trường, chất lượng, mẫu mã có sự tiến bộ,
sản xuất kinh doanh phần nào được mở rộng.
- Ở nhiều làng nghề, tổ chức sản xuất và tổ chức
kinh doanh được hoàn thiện và bước đầu có sự tiến
triển như: phát triển chuyên môn hoá sản phẩm và
kinh doanh ở mỗi làng nghề; Hình thành và phát
triển một số cụm công nghiệp làng nghề; Trên địa
bàn nông thôn ở các làng nghề đã đa dạng hoá loại
hình tổ công nghiệp hoá, hiện đại hoá loại hình tổ
chức kinh doanh…
Cụm công nghiệp làng nghề:
Hình thành và phát
triển cụm công nghiệp làng nghề là nhân tố mới
trong sự phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam
trong vài năm trở lại đây. Động thái này đã thể hiện
tác dụng trên các mặt chủ yếu sau:
- Tạo khâu đột phá trong phát triển tiểu thủ công
nghiệp ở nông thôn.
- Góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông
thôn tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
- Hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nhờ có
hệ thống và biện pháp xử lý môi trường.
- Tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt hơn nhờ xây
dựng đường sá, trạm biến thế, bưu điện…
- Tạo điều kiện tốt hơn để mở rộng quy mô và
nâng cao trình độ sản xuất-kinh doanh nhờ có diện
Phát triển công nghiệp nông thôn đã bắt đầu
chuyển hướng phục vụ theo yêu cầu của thị
trường. Thu nhập từ sản xuất công nghiệp
nông thôn đã tăng gấp 2-3 lần so với thu nhập
thuần nông, chiếm khoảng 70% thu nhập của
các hộ nông dân làng nghề.