88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Angola tăng 49% về lượng và 33% về kim ngạch,
sang Bờ Biển Ngà tăng 14% về lượng và 22% về kim
ngạch, sang Ghana tăng 15% về lượng và 12% về
kim ngạch.
Khả năng cạnh tranh cao su
Thời gian qua, Nhà nước đã có những chủ
trương, chính sách quan trọng về quy hoạch và hỗ
trợ để ngành Cao su phát triển theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng. Hiện nay cao su Việt Nam đã xuất
khẩu đến hơn 70 nước trên thế giới, giữ vững vị trí
thứ ba về sản lượng và thứ tư về xuất khẩu cao su
trên thế giới. Giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su Việt
Nam từ công nghiệp chế biến đang có tốc độ phát
triển nhanh, trên 30% hàng năm. Năm 2015, xuất
khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng
1,1 triệu tấn, tăng 3% về lượng, giá trị đạt khoảng
1,6 tỷ USD, giảm gần 10% so với năm 2014.
Khả năng cạnh tranh của hồ tiêu
Hồ tiêu Việt Nam hiện đã xuất khẩu đi 97 quốc
gia và vùng lãnh thổ và luôn dẫn đầu thế giới về
xuất khẩu. Chỉ riêng năm 2014, Việt Nam đã xuất
khẩu khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị
trường hồ tiêu thế giới với giá trị trên 1,2 tỷ USD.
Ấn Độ, Brazil và một số nước khác nắm giữ số thị
phần còn lại. Có thể nói, hồ tiêu Việt Nam đang nắm
quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn
cầu. Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của
Việt Nam là Mỹ, Singapore và Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây cũng là 3 thị trường
lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm, chiếm gần 40% thị phần.
Với tình hình trên giới chuyên gia dự báo, hồ tiêu
Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế giới
trong năm 2016 và khả năng vẫn còn tiếp tục giữ
vững ngôi vị này trong 5 năm tới. Hệ số lợi thế so
sánh trông thấy của mặt hàng tiêu Việt Nam cũng
lớn hơn nhiều so với các nước cùng xuất khẩu tiêu
trên thế giới.
Như vậy, trải qua 30 năm đổi mới, nền nông
nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra
khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin bước vào
hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Nhiều mặt
hàng nông sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được
vị thế quan trọng trên thị trường thế giới... Những
thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào thành
công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống của nông dân, phát triển nông thôn, làm cơ
sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ
Nguyên liệu và thành phẩm gỗ:
Việt Nam hiện đang
đứng trong tốp 6 các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất
khẩu gỗ lớn trên thị trường thế giới Năm 2015 xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 7 tỷ
USD dự kiến vào năm 2020 là 10 tỷ USD…
Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng
nông sản của Việt Nam
Khả năng cạnh tranh của gạo
Những năm gần đây, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam
và Pakistan là những quốc gia xuất khẩu gạo chính
(chiếm tới 71,81% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu).
Điều này cho thấy, các nước xuất khẩu gạo có xu
hướng tập trung và cạnh tranh khốc liệt hơn.
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia xuất khẩu
gạo nhiều sang châu Á, châu Phi. Tuy nhiên, Thái
Lan còn có khả năng thâm nhập được vào các thị
trường gạo của các nước phát triển như Nhật, Mỹ,
Canada... còn Việt Nam lại có thể xuất khẩu gạo
sang các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Đối
với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế
hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo
tấm 5%; tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số một của
nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm
26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra
thế giới. Ghana, Bờ Biển Ngà, Nam Phi và Algeria
vẫn là nước mua hàng chính từ châu Phi trong năm
2015. Sự gia tăng trong xuất khẩu đến các quốc gia
châu Phi là do giá gạo Việt Nam thấp hơn so với
Thái Lan và Ấn Độ.
Về giá xuất khẩu gạo, số liệu của Trung tâm
thương mại quốc tế cho thấy, trong khi các nước
Thái Lan và Hoa Kỳ tập trung vào xuất khẩu các
loại gạo có chất lượng cao, giá cao hơn hẳn so với
các nước khác, bình quân giao động trong khoảng
600-700 USD/tấn, ngược lại Ấn Độ và Pakistan có xu
hướng phát triển mạnh về sản lượng để xuất khẩu
gạo giá rẻ nhiều hơn, bình quân khoảng 400 USD/
tấn. Trong khi đó, gạo 25% tấm Việt Nam được định
giá khoảng 320 USD mỗi tấn so với gạo 25% tấm
Thái Lan và gạo 25% tấm Ấn Độ định giá lần lượt
khoảng 345 USD mỗi tấn và khoảng 340 USD mỗi
tấn. Mặt khác, gạo 5% tấm Việt Nam được chào giá
ở mức khoảng 330 USD mỗi tấn so với gạo 5% tấm
Thái Lan và gạo 5% tấm Ấn Độ lần lượt vào khoảng
360 USD mỗi tấn và khoảng 365 USD mỗi tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015 xuất khẩu
gạo sang hầu hết các thị trường trọng điểm tại châu
Phi đều tăng. Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Algeria
tăng 32% về lượng và 29% về trị giá kim ngạch, sang