Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
87
minh cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tinh
bột sắn của Việt Nam.
Điều và các sản phẩm từ điều:
Trong vòng 10 năm
liên tiếp, Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất
khẩu điều. Hiệp hội Điều Việt Nam, dự kiến cả
năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 320 ngàn
tấn nhân hạt điều, đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Điều
nhân của Việt Nam được ưa chuộng trên toàn thế
giới. Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng
được 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ khu
vực châu Phi và Đông Nam Á. Thị trường xuất
khẩu điều chủ yếu của Việt Nam trong thời gian
qua vẫn là Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm đến
61,17%. Các thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh
là Đức, Thái Lan, Hoa Kỳ, Hà Lan. Giá hạt điều
bình quân của Việt Nam xuất khẩu trong 8 tháng
của năm 2015 là 7.271 USD/tấn, tăng 12,48% so với
cùng kỳ năm 2014.
Tiêu:
Việt Nam là nhà xuất khẩu tiêu lớn nhất thế
giới, với 30% sản lượng toàn cầu và 50% lượng tiêu
xuất khẩu của thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội
Hồ tiêu Việt Nam, diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt
con số 100.000 ha. Nếu trong năm 2014, xuất khẩu
hồ tiêu đạt 156.000 tấn với 1,21 tỷ USD thì dự tính
năm 2015, cả nước xuất khẩu khoảng 130.000 tấn,
với kim ngạch 1,24 tỷ USD. Hiện có 20 doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam nằm trong tốp các nhà xuất
khẩu lớn nhất thế giới. Chủng loại hồ tiêu xuất khẩu
hiện nay chủ yếu là tiêu đen (500g/l, 570g/l, 600g/l),
tiêu trắng (630g/l). Tiêu của Việt Nam được xuất
đi hơn 80 quốc gia, với các thị trường nhập khẩu
chính: Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh, Ấn Độ.
NÂNG CAO SỨC CẠNHTRANHHÀNGNÔNG SẢNVIỆT NAM
TRONGHỘI NHẬP
PHẠM QUỐC QUYẾT
- Trường Sỹ quan Lục quân I
Là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản hiện nay nhưng c c mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam lại có gi trị và khả năng cạnh tranh thấp so với c c nước
trong khu vực. Khảo s t về năng lực thực t và khả năng cũng như lợi th cạnh tranh của
nông sản Việt Nam trên thị trường th giới, bài vi t đề xuất một số giải ph p để nâng cao
sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam trong hội nhập.
Vị trí của hàng nông sản Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu?
Việt Nam có năng lực cạnh tranh quốc gia mạnh
trong hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
Điều này thể hiện ở vị trí dẫn đầu của Việt Nam ở
nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi năm Việt Nam xuất
khẩu hơn 30 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thuỷ
sản. Điển hình như:
Gạo:
Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nhì
thế giới với lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 7-8
triệu tấn. Gạo Việt Nam có giá tương đối thấp và
đặc biệt cạnh tranh ở các thị trường Trung Quốc,
Đông Nam Á và Châu Phi. Các chủng loại gạo của
Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới
gồm: Gạo trắng hạt dài, hạt vừa 5%, 15%, 25%, 100%;
Gạo thơm: Jasmine, OM4900, Nàng Hoa…; Gạo nếp
10%, 100%; Gạo lức 5%; Gạo đồ…
Tinh bột sắn:
Lượng xuất khẩu sắn và các sản
phẩm từ sắn của Việt Nam mỗi năm đạt gần 4 triệu
tấn, trong đó 1/2 là tinh bột sắn. Tinh bột sắn của
Việt Nam được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều
ngành khác nhau: Công nghiệp: giấy, hóa chất, dệt,
xây dựng…; dược phẩm; thực phẩm. Thị trường
tinh bột sắn của Việt Nam bao gồm: Trung Quốc;
ASEAN; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc; Trung Đông;
Châu Âu. Các chủng loại tinh bột sắn phổ biến:
Tinh bột sắn thường; tinh bột sắn biến tính; bã sắn
dạng viên, hạt. Mạng lưới xuất khẩu là gồm 50 nhà
xuất khẩu và hơn 100 nhà nhập khẩu tinh bột sắn
Việt Nam. Lượng hàng giao dịch thành công không
ngừng gia tăng trong các năm gần đây đã chứng
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...97
Powered by FlippingBook