TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
83
Nam là: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Canada, Đức, Australia…
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam (VASEP), “năm 2016, cơ cấu sản
phẩm thủy sản Việt Nam không thay đổi về tỷ
trọng so với năm 2015. Tôm vẫn chiếm tỷ trọng
cao nhất 44%, tiếp đến là cá tra (24%), cá ngừ
(7%), các loại cá biển (16%), Mỹ duy trì vị trí
đứng đầu với 21% giá trị xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, nhờ xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ. Tỷ
trọng của Mỹ tăng thêm 2%, trong khi của Nhật
Bản tiếp tục giảm từ 16% xuống còn 15% và Liên
minh châu Âu (EU) giảm từ 18% xuống còn 17%.
Năm 2016 với sự gia tăng nhập khẩu tôm sú, cá
tra, cá ngừ nguyên liệu, Trung Quốc đã vượt qua
Hàn Quốc đứng thứ 4 trong các thị trường nhập
khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12%,
tăng 3% so với năm 2015”.
Mặc dù, đạt được những thành tựu trên nhưng
DN ngành Thủy sản cũng đối mặt với những khó
khăn, như: sản phẩm sản xuất ra dễ xảy ra tình
trạng hư hỏng, chất lượng không đạt tiêu chuẩn,
một sản phẩm có thể có nhiều chất lượng khác
nhau, có sản phẩm đạt chất lượng cao nếu tuân
thủ đúng yêu cầu như màu sắc, kích thước… có
sản phẩm chưa đạt chất lượng... Điều này do nhiều
nguyên nhân, có thể quá trình sản xuất không
được chú trọng, quy trình bảo quản không đảm
bảo, các yếu tố đầu vào chưa đạt chất lượng, mặt
khác để gia tăng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
đối với ngành Thủy sản như chịu ảnh hưởng bởi
thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nguyên
liệu chất lượng, áp lực từ cạnh tranh… Từ đó
thấy, chất lượng sản phẩm sản xuất ra là yếu tố
quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh
của DN thủy sản.
Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể đánh giá được
chất lượng của sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu
chuẩn, chưa đạt tiêu chuẩn? Biện pháp nào để giải
quyết nếu chưa đạt chất lượng? Các DN có quan
tâm đến chất lượng của sản phẩm trong quá trình
sản xuất? Trên thực tế, các DN đã quan tâm đến
việc đánh giá chất lượng của sản phẩm thông qua
những phương pháp cụ thể. Những DN có quy
mô thường sử dụng những phương pháp kiểm
định mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi những
DN có quy mô vừa lại có những phương pháp
đánh giá riêng, có thể sử dụng nhiều phương
pháp để đánh giá chất lượng sản phẩm như dựa
vào kiểm soát đầu vào, kiểm soát quy trình sản
xuất và kiểm soát đầu ra thông qua quá trình
kiểm tra, quan sát, đối chiếu... Việc đánh giá chất
lượng sản phẩm sản xuất được thể hiện ở nhiều
nội dung, nhiều công đoạn, có thể đánh giá chất
lượng trước khi sản xuất, trong sản xuất và sau
khi sản xuất, DN có thể đánh giá chất lượng khi
kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào, kiểm
soát quy trình đóng gói, dán nhãn, số seri...
Hiện tại, có những DN đánh giá chất lượng sản
phẩm sản xuất thông qua những trung tâm kiểm
định chất lượng như CASE - Trung tâm Dịch vụ
phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh, sử dụng
phương pháp phân tích hóa lý và vi sinh trên thực
phẩm với nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục
vụ cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đây
cũng là biện pháp để DN thúc đẩy chất lượng của
sản phẩm sản xuất ra, tuy nhiên phương pháp này
thường tốn kém, những DN có quy mô mới có thể
sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, có thể áp
dụng những phương pháp phân tích chất lượng
sau sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm
theo đúng tiêu chuẩn quy định, giảm thiểu lượng
sản phẩm sản xuất ra bị hư hỏng, kém chất lượng.
không tốn kém mà vẫn có thể đảm bảo được chất
lượng sản phẩm sản xuất ra.
Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm
Mỗi DN kinh doanh những lĩnh vực khác nhau
có thể sử dụng những phương pháp phân tích,
đánh giá chất lượng khác nhau... Đối với DN
thủy sản, vì tính chất đa dạng phong phú về lĩnh
vực kinh doanh như chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
những sản phẩm thủy sản nên vấn đề kiểm soát
chất lượng chưa thể đánh giá chính xác về chất
lượng của sản phẩm. Theo đề xuất của tác giả, có
thể kết hợp sử dụng phương pháp kiểm soát theo
quy trình đã có và phương pháp phân tích chất
lượng sản phẩm sản xuất để nâng cao hơn nữa
chất lượng của sản phẩm, đánh giá chính xác, chi
tiết, cụ thể từng sản phẩm, từ đó có những biện
pháp để cải thiện về chất lượng sản phẩm.
Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm
sản xuất được sử dụng thông qua Hệ số phẩm cấp
bình quân hoặc đơn giá bán bình quân. Tuy nhiên,
Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại
hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tăng
trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong
thời gian qua khẳng định được vị thế quan
trọng trong cộng đồng nghề cá thế giới,
đứng thứ 8 về sản lượng khai thác thủy sản,
thứ 3 về sản lượng nuôi thủy sản và thứ 3 về
giá trị xuất khẩu thủy sản.