TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 92

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
93
chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai,
tiếp nhận chuyển giao chương trình tiên
tiến của nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng
dạy, tăng cường thu hút chuyên gia nước ngoài và
đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về
nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thứ ba,
tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian
và kinh phí để các giảng viên tham gia các khóa học
ở nước ngoài. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng
giảng viên phải đặt ra yêu cầu hướng đến những
thay đổi về phương pháp tiếp cận hoạt động dạy
học, người học và tài liệu hiện đại.
Thứ tư,
cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đội
ngũ giảng viên, đặc biệt những giảng viên vừa giỏi
về ngoại ngữ và có am hiểu về chuyên ngành kinh
tế - tài chính bởi. Hiện nay, tại các trung tâm ngoài,
các mức thù lao trả cho các giảng viên giỏi hiện
nay thường rất cao, trong khi đó, tại các trường đại
học, cao đẳng, thu nhập rất thấp, khó thu hút được
sự đóng góp của giảng viên giỏi. Bên cạnh đó, các
trường đại học cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
cả về phòng học, thiết bị, nhằm giúp giảng viên có
cơ hội nâng cao trình độ…
Thứ năm,
rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng
mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên
tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung cho phù
hợp và có tính khả thi cao.
Về phía giảng viên
Thứ nhất,
tự nâng cao ý thức học hỏi, trau dồi
kinh nghiệm và kiến thức giảng dạy. Có thể nói,
với đặc thù của tiếng Anh chuyên ngành, phần khó
nằm ở khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành, nên
ý thức tự học, tự trau dồi của người giáo viên có ý
nghĩa quan trọng. Do vậy, giảng viên cần tranh thủ
thời gian tìm hiểu, tra cứu trên internet hoặc trao đổi
với đồng nghiệp về những phương pháp giảng dạy
tiếng Anh tích cực hơn.
Thứ hai,
nghiên cứu các phương thức giảng
dạy, truyền đạt mới, lấy người học làm trọng
tâm, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại
trong giảng dạy để tạo hứng thú cho người học,
đặc biệt là các doanh nhân trong học tập và tiếp
thu kiến thức; các giảng viên thiết kế bài giảng
trực tuyến và tổ chức thường xuyên các buổi hội
thảo về việc áp dụng công nghệ thông tin trong
việc giảng dạy ngoại ngữ với mục tiêu tạo thêm
hứng thú cho người học trong quá trình học.
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất,
nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nhân cần tự nâng cao ý thức học tập,
nghiên cứu bởi việc học tiếng Anh sẽ chính là đòn
bẩy cho công việc và thành công sau này. Với xu
hướng mở cửa hội nhập của đất nước, ngày càng
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội hoặc mở rộng kinh
doanh. Điều này dẫn đến nhu cầu về nguồn lao
động chuyên môn và có kỹ năng ngoại ngữ ngày
càng cao. Nếu nhân lực doanh nghiệp thiếu kỹ
năng ngoại ngữ thì rất khó có thể tìm kiếm được
cơ hội việc làm tốt.
Thứ hai,
các lãnh đạo doanh nghiệp tận dụng tối
đa sức mạnh của công nghệ, của internet trong học
tập. Theo đó, hàng ngày dành thời gian vào mạng
để xem các chương trình thời sự về lĩnh vực kinh tế -
tài chính để có thể vừa nắm bắt được thông tin hàng
ngày, nắm bắt được xu thế và cải thiện khả năng
nghe nói tiếng Anh. Thực tế cho thấy, việc học tại
giảng đường chỉ tạo nền tảng, còn muốn kiến thức
được rộng mở, kích thích được động lực học tập của
người học thì cần có sự giao tiếp từ thực tế hoặc từ
các mô hình học tập tiên tiến. Bản thân người học
cần chủ động tìm tòi các cách thức tiếp cận để việc
học tập của mình đạt hiệu quả cao hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;
2. ThS. Lương Thị Hương Thảo (2017), Dạy học tiếng Anh chuyên ngành Tài
chính trong tình hình mới: Thách thức và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính Kế toán tháng 11/2017;
3. Phạm Tuấn Mạnh, Nguyễn Việt Dũng (2017), Đào tạo tiếng Anh cho doanh
nhân – bài toán khó, Tạp chí Doanh nhân;
4. Đỗ Hợp (2016), 100% giảng viên ngoại ngữ ở đại học phải đạt chuẩn, Báo
Tiền Phong;
5. Học viện Chính sách và Phát triển (2016), Tọa đàm: “Thực trạng giảng dạy
tiếng Anh tại bậc đại học và cơ hội hợp tác giữa các trường đại học của Hoa
Kỳ và của Việt Nam trong việc giảng dạy tiếng Anh”;
7. ThS. Hoàng Thị Thúy (2016) Giải pháp nâng trình độ giảng viên ngoại ngữ
chuyên ngành kinh tế - thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí
Tài chính số 10/2016;
8. Mạnh Tùng (2017), TP. Hồ Chí Minh thiếu hàng nghìn thông dịch viên,
Vnexpress.net;
9. Một số website: moet.gov.vn, ulis.vnu.edu.vn, giaoducthoidai.vn...
Khảo sát mới đây của TS. Phạm Huy Cường
(2017) với hơn 100 doanh nghiệp cho thấy,
trên 70% doanh nghiệp trả lời rất cần tiếng
Anh trong công việc. Đa số cho rằng, có nhân
sự thông thạo ngoại ngữ là đòn bẩy th c đẩy
kinh tế, tăng tính hội nhập, nâng cao vị thế
người lao động trong hội nhập.
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...121
Powered by FlippingBook