TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 78

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
79
định mức hàng tồn kho; Báo
cáo tình hình sử dụng lao động
và năng suất lao động...
Thứ ba, báo cáo kiểm soát và
đánh giá.
Trong quá trình kiểm soát,
nhà quản lý sẽ so sánh thực
tiễn với kế hoạch đã thiết lập.
Mục đích của báo cáo này
nhằm giúp chỉ ra ở khâu nào
công việc thực hiện chưa đạt
yêu cầu, cũng như phát hiện
những chỗ bất hợp lý trong
khâu lập kế hoạch, từ đó đưa
ra điều chỉnh kịp thời. Báo cáo
kiểm soát bao gồm: Báo cáo
kiểm soát doanh thu, báo cáo
kiểm soát chi phí, báo cáo kiểm
soát lợi nhuận.
Thứ tư, báo cáo phân tích.
Phân tích mối quan hệ
giữa chi phí, khối lượng và lợi
nhuận; Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất và tài chính. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản
lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, DN có thể
lập các báo cáo KTQT khác.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Các DN dệt may Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân không chỉ về giá
trị kinh tế mà còn trong việc tạo ra công ăn việc làm
cho người lao động. Dệt may là ngành mà sản phẩm
thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu. Sản phẩm dệt may
là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng
tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng, đây là sản phẩm
mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay
đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp
ứng nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng
của người tiêu dùng.
Trong các DN dệt may thì việc tổ chức sản xuất
thường theo dây chuyền công nghệ khép kín tương
đối hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, là
một quy trình chuyển hóa nguyên liệu vải các loại
thành các loại sản phẩmmay mặc. Quá trình chuyển
hóa này được thực hiện theo quy trình công nghệ
chế biến kiểu liên tục. Quy trình công nghệ sản xuất
thường trải qua 3 giai đoạn chế biến sau:
- Giai đoạn cắt: Ở giai đoạn này nguyên liệu chính
chủ yếu là vải các loại, gồm các công việc như: phân
khổ vải, trải vải, đánh số và cắt vải thành các bán
thành phẩm để cung cấp cho giai đoạn công nghệ
chế biến tiếp theo.
Do nguyên vật liệu được tham gia một lần ngay
từ đầu và có giá trị lớn nên đòi hỏi kỹ thuật cắt đảm
bảo độ chính xác về các thông số, về kích cỡ quy
định nếu không sẽ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm, đến chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm của công ty.
- Giai đoạn may: Bán thành phẩm từ giai đoạn
cắt chuyển sang, sẽ được tiến hành theo một trình
tự quy định trong thiết kế chuyền may do phòng
kỹ thuật xây dựng cho từng sản phẩm, gồm các
công việc như: may chi tiết, lắp ráp chính, may lót,
may chính, cuối cùng may ghép thành sản phẩm.
Trong quá trình này luôn được bộ phận KCS kiểm
tra chất lượng.
- Giai đoạn hoàn thành sản phẩm: Đây là giai
đoạn cuối cùng được thực hiện bao gồm các công
việc còn lại và lúc này bộ phận KCS có nhiệm vụ
kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối. Sau đó
tiếp tục các công việc như: Ủi, đóng gói, nhập
kho, giao hàng.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, để cung cấp
thông tin cần thiết cho nhà quản trị trong việc lập
kế hoạch và kiểm soát chi phí, doanh thu thì phải
cần có các báo cáo KTQT đầy đủ.
Thống kê cho thấy, đến nay cả nước có hơn 6.000
DN dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; Ước cả
năm 2017, xuất khẩu toàn ngành Dệt may đạt 31 tỷ
Bảng 1: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2017
TT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1
Vải cotton Tây Phi
Yard,đ 2.754 25.875 71.259.750
2
Vải bông Việt Nam
Yard,đ
654 29.976 19.604.304
3
Vải kate Mỹ
Yard,đ 4.865 30.765 149.671.725
4
Vải sille
Yard,đ 7.753 24.975 193.631.175
5
Vải chính power blue
Yard,đ 4.864 22.865 111.215.360
30
Vải chính Blue
Yard,đ 2.876 22.702 65.290.952
Tổng cộng
205.054.984.542
Nguồn: Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
Bảng 2: Quy trình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
TT
Loại báo cáo
Bộ phận lập
Trách nhiệm bộ phận liên quan
1
Bảng kê nguyên vật
liệu mua vào
Ph ng kinh doanh
và bộ phận kho lập
Bộ phận thu mua: ph ng kinh
doanh; bộ phận tiếp nhận: kho
2
Bảng định mức nguyên
vật liệu t ng bộ phận
Ph ng k thuật
Bộ phận sử dụng: phân xưởng sản
xuất; bộ phận quản lý: kho
3
Phiếu đề nghị cấp vật tư Phân xưởng sản xuất Bộ phận sản xuất, bộ phận thumua
4
Phiếu cấp vật tư
Ph ng kinh doanh Bộ phận sản xuất, bộ phận thumua
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...121
Powered by FlippingBook