TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 87

88
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
gia tăng thấp, khiến DN thường chậm đổi mới về
công nghệ. Các DN nhỏ và vừa - đại diện cho phần
lớn khu vực tư nhân trong nước thường thiếu công
nghệ cần thiết để tăng năng suất. Hiện nay, máy
móc, thiết bị đang được sử dụng ở khu vực DN tư
nhân chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình, 52% lạc
hậu và rất lạc hậu.
Hầu hết DN thiếu vốn để đầu tư đổi mới công
nghệ. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển của
các DN Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Cụ thể,
các DN Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho
R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%, Lào
14,5%. So với Philippines và Malaysia, Việt Nam
cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các DN ở
hai nước này lần lượt là 3,6% và 2,6%. Ngoài ra, dù
đã nỗ lực ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ
trợ, song đầu tư của Nhà nước và xã hội cho khoa
học công nghệ chưa tương xứng, chưa huy động
được nguồn vốn ngoài ngân sách. Cơ chế quản lý
có đổi mới nhưng chưa theo kịp với các đòi hỏi của
cơ chế thị trường…
Doanh nghiệp chưa quan tâm
đến quản trị đổi mới công nghệ
Đầu tư cho công nghệ dù mang lại nhiều lợi ích,
nhưng trên thực tế, đổi mới công nghệ không phải
là điều dễ dàng với nhiều DN. Hiện nay, việc DN
chưa quan tâm nhiều đến quản trị đổi mới công
nghệ bắt nguồn từ một số nguyên nhân căn bản sau:
Một là,
nguồn lực tài chính còn hạn chế. Hầu hết
các DN vẫn còn thiếu về nguồn lực tài chính để triển
khai đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện 96% DN Việt
Nam là DN nhỏ và vừa, trong số đó, các DN sản xuất
trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Do quy mô nhỏ, tiềm
lực tài chính hạn hẹp nên năng lực đổi mới công nghệ
của các DN nhỏ và vừa cũng rất hạn chế.Thống kê
cho thấy, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển của
các DN Việt Nam chỉ ở mức trung bình và thấp hơn
nhiều quốc gia trong khu vực.
Hai là,
DN chưa quan tâm đến hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ để
năng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy phát triển. Theo
nghiên cứu “Tăng cường sức cạnh tranh và liên kết
DN vừa và nhỏ” mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa
công bố mới đây, mức chi trả cho hoạt động R&D
của DN Việt Nam đang kém hơn so với Campuchia
và thuộc “top” dưới trong khối các nước Đông Nam
Á. Cụ thể, các DN Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng
năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là
1,9%, Lào 14,5%. So với Philippines và Malaysia, Việt
Nam cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho R&D
của các DN ở hai nước này lần lượt là 3,6% và 2,6%.
Với việc không coi trọng R&D như vậy, báo cáo chỉ
ra rằng chỉ có khoảng 23% các DN Việt Nam đã tuyên
bố đã giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc
được cải thiện sản phẩm trong vòng 3 năm gần đây.
Xét về tổng quan, khi so sánh với các DN trong cùng
khu vực, WB tổng kết rằng các mức độ về đổi mới
sản phẩm, đổi mới quy trình, tỷ lệ chi cho R&D của
DN Việt Nam đều ở vào mức trung bình tại Đông
Nam Á. Ngoài ra, ở Việt Nam chỉ có 26% DN vừa và
lớn tuyên bố có chi cho đầu tư R&D, trong khi chỉ có
9% DN nhỏ thực hiện điều này.
Ba là,
các chính sách về hỗ trợ cải tiến, đổi mới
công nghệ chưa thực sự hấp dẫn, chưa có đủ cơ sở
pháp lý để thúc đẩy và thu hút DN đầu tư đổi mới
công nghệ. Nhiều DN cho rằng, chương trình hỗ
trợ DN đổi mới công nghệ của Chính phủ rất thiết
thực, song DN khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi,
lĩnh vực được hỗ trợ còn bó hẹp, điều kiện hỗ trợ
khắt khe và một số chủ trương của Nhà nước cũng
vướng mắc khi triển khai vào thực tế...
Bốn là,
các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa cũng
đối mặt với hàng loạt khó khăn, rào cản khi đổi mới,
ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất,
Bảng 1. Mục tiêu Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020
STT
Đến năm 2015
Đến năm 2020
1
Số lượng DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng
trung bình 10%/năm.
Số lượng DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm,
trong đó có 5% DN ứng dụng công nghệ cao.
2
100% DN sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng
điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ được công nghệ
tiên tiến để sản xuất sản phẩm.
100% DN sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm
quốc gia làmchủ và tạo ra được côngnghệ tiên tiếnđể sản xuất sảnphẩm.
3
30.000 k sư, k thuật viên và cán bộ quản lý DN nhỏ
và v a được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị
công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
80.000 k sư, k thuật viên và cán bộ quản lý DN nhỏ và v a được đào tạo
về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
4
Hình thành ít nhất một mô hình sản xuất nông
nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại
mỗi v ng sinh thái.
Hình thành các nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ ph
hợp với t ng địa bàn, một số mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững
ứng dụng công nghệ tiên tiến tại các tỉnh trong mỗi v ng sinh thái.
Nguồn: Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...121
Powered by FlippingBook