92
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
sinh viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên
cần đào tạo thêm. Như vậy, chất lượng đào tạo vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp có hoạt động làm ăn với các
đối tác nước ngoài.
Thứ ba,
nội dung chương trình đào tạo chưa
thực sự bám với thực tiễn cuộc sống. Thế giới
đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
hoặc đang xuất hiện nhiều xu hướng hoặc hình
thức đầu tư kinh doanh mới, từ đó kéo nhiều khái
niệm mới khó hiểu chẳng hạn như tiền ảo (Bitcoin,
Litecoin, Ethereum, OmiseGO, DigixDAO, fintech,
blockchain, IoT...). Do vậy, đối với một số cơ sở đào
tạo trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, nếu không
cập nhật các kiến thức, xu hướng này thì rất khó
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Thứ tư,
nhiều bài giảng tiếng Anh chưa được
thiết kế có sự gắn kết với hiệu ứng công nghệ,
hình ảnh sinh động, chưa chịu khó tìm tòi các
phương pháp giảng dạy sáng tạo để thu hút người
học. Sự bùng nổ của internet, công nghệ hiện đại
với nhiều ứng dụng bắt mắt đã và đang hỗ trợ rất
nhiều cho hoạt động học tập và giảng dạy tại các
trường đại học. Tuy nhiên, do là công nghệ mới,
nên không ít giáo viên ngại tìm hiểu dẫn đến hạn
chế trong việc áp dụng trong các bài giảng (Lương
Thị Hương Thảo, 2017). Trong khi đó, các cơ sở
đào tạo dân lập hiện nay lại tận dụng công nghệ
tốt hơn để phục vụ cho việc giảng dạy, đồng thời
giải được bài toán về thời gian cho doanh nhân
(học viên có thể sắp xếp tham gia lớp học online
với giáo viên bản xứ, có thể sử dụng với các ứng
dụng bắt mắt để có thể học một cách trực quan và
tiếp thu dễ dàng...
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
Ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương
(khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW
về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, thể hiện
rõ quan điểm, Nhà nước cần tập trung khuyến
khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm Việt Nam, nâng cao trình độ phát
triển của nền kinh tế. Ngày 25/04/2017, Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương, trong đó khẳng định: Thực hiện các biện
pháp nâng cao năng suất lao động; Huy động mọi
nguồn lực cho phát triển kinh tế; Tạo động lực cho
các thành phần kinh tế tiếp tục sáng tạo, phát huy
tiềm năng sẵn có; Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực
và toàn cầu...
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, doanh nhân là một trong những đối tượng
quan trọng trong thực thi thành công các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Để làm được điều
này, ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tiềm
lực tài chính, kỹ năng quản trị, trình độ công nghệ...
thì cần nâng cao khả năng đàm phán, giao tiếp, hợp
tác. Tiếng Anh chính là một trong những công cụ để
thực hiện mục tiêu này.
Nhận thức được điều này, Chính phủ đang đề
ra mục tiêu giáo dục Việt Nam hội nhập và tiếp
cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong
đó yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Anh trong công
việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp. Khi mục tiêu
này được thực hiện, Việt Nam sẽ xuất hiện một
thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi chuyên môn,
quản trị doanh nghiệp mà còn có khả năng giao
tiếp ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế. Điều này đòi hỏi trước nhất cần phải đổi mới
phương thức tiếp cận và giảng dạy tiếng Anh tại
các cơ sở giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu
của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng của nước ta:
Về phía các cơ sở đào tạo đại học
Thứ nhất,
chú trọng đầu tư nguồn lực cho việc
nâng cao chất lượng giảng viên, đặc biệt đối với
các giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - tài
chính. Trong đó, đẩy mạnh xã hội hoá thông qua
việc thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà
nước để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, kêu gọi
các chương trình đầu tư từ các trường đại học nước
ngoài, từ đó vừa tận dụng đội ngũ chuyên gia ngôn
ngữ, vừa có thể có nguồn lực tài chính để nâng cao
hình 1: khảo sát lý do học tiếng anh
Nguồn: Q&ME