98
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
cũng tăng với tốc độ từ 10%-12%/năm; từng bước
đưa giao thông Thủ đô ra khỏi tình trạng vừa thiếu
thốn, manh mún, vừa lạc hậu, đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân.
Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp với
TP. Hà Nội trong việc xây dựng, hoàn chỉnh các
quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội; Quy hoạch đường vành đai 4, vành đai 5 vùng
Thủ đô; Kế hoạch phát triển giao thông vận tải thủ
đô giai đoạn 2011-2015; Quy hoạch giao thông vận
tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Đến nay, các quy hoạch đều đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt làm cơ sở để Hà Nội đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng
hiện đại, đồng bộ.
Bộ Giao thông Vận tải đã ưu tiên nguồn lực xây
dựng hạ tầng giao thông của Thành phố: Trực tiếp
đầu tư phát triểnmột số công trình hạ tầng giao thông
lớn như cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài,
đại lộ Thăng Long, cầu Vĩnh Thịnh…; Tập trung đầu
tư các dự án vành đai như các dự án đường vành đai
3, cầu Thanh Trì và hệ thống hạ tầng giao thông khớp
nối với các vùng lân cận.
Các nguồn vốn cũng đã được vận động, thu hút
để đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới đường
cao tốc đoạn qua Hà Nội như: Pháp Vân - Cầu Giẽ;
cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng (trên
hành lang Côn Minh - Hải Phòng); Hà Nội - Lạng
Sơn và các tuyến quốc lộ hướng tâm khác với quy
mô 4 làn xe như: Quốc lộ 32, Quốc lộ 2, Quốc lộ
6… Hệ thống giao thông đối ngoại này đã và đang
từng bước được đầu tư theo quy hoạch, bảo đảm
sự kết nối hạ tầng đường bộ giữa Thủ đô với các
địa phương trong cả nước. Các tuyến đường sắt đô
thị như tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1), Hà
Nội - Cát Linh (tuyến 2A) cũng được Bộ Giao thông
Đột phá trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Đánh giá về những đột phá làm thay đổi bộ mặt
đô thị Thủ đô, theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội,
trước hết phải kể đến việc khớp nối quy hoạch giao
thông của Hà Nội (cũ) với quy hoạch giao thông
của Thủ đô sau sáp nhập; các hoạt động từ quy
hoạch đến đầu tư kết cấu giao thông Thủ đô với
các vùng lân cận. Đầu tư hạ tầng giao thông phát
triển đáng kể, các đường hướng tâm cơ bản hoàn
thành tốt. Nhờ đó, những năm gần đây, Hà Nội
đã kiểm soát, ổn định được tình hình trật tự an
toàn giao thông trong điều kiện mật độ dân cư nội
đô tiếp tục tăng, phương tiện giao thông cá nhân
Đa dạnghóanguồn lực tài chính
phát triểnhạ tầng giaothôngđườngbộTP. HàNội
NCS. Vũ Đức Bảo
- Ban Tổ chức Thành uỷ TP. Hà Nội *
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, có thể thấy, kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của TP. Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bài viết nêu rõ những bước
tiến đột phá của kết cấu hạ tầng giao thông đô thị tại Hà Nội những năm gần đây và rút ra một số bài học
trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ của Thủ đô giai đoạn tới.
Từ khóa: Nguồn vốn, hạ tầng giao thông, đường bộ, thu hút nguồn lực, TP. Hà Nội
Looking back over 30 years of renovation, it
can be seen that the transport infrastructure,
especially the capital road infrastructure has
achieved positive achievements. The article
highlights the breakthroughs of the urban
transport infrastructure in Hanoi in recent
years and makes some lessons in mobilizing
resources for the development of traffic and
transportation infrastructure of the city for
the coming years.
Key words: Capital, transport infrastructure, roads,
resources attraction, Hanoi
Ngày nhận bài: 23/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/3/2018
Ngày duyệt đăng: 19/3/2018
*Email: