66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
vốn chủ sở hữu không nên vượt quá 2 lần. Để tăng
cường vốn chủ sở hữu thì các DN cần tăng cường
từ lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành cổ phiếu thường
hay cổ phiếu ưu đãi thông qua các phương thức như
phát hành cổ phiếu bổ sung, phát hành thông qua
phương thức cấn trừ nợ. Các DN nếu sử dụng nợ
ở mức độ lớn thì cần phải kịp thời điều chỉnh để
tránh khỏi nguy cơ phá sản khi không thể thanh
toán được các khoản nợ đến hạn.
Thứ hai,
xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của DN
một cách có hiệu quả cho từng giai đoạn. Đối với một
dự án, các DN cần lập quỹ và nắm rõ được số tiền thu
vào, chi ra từ dự án để có thể chủ động trong chi tiêu
và tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi. Trường hợp phát
sinh nhu cầu bất thường các DN cần có kế hoạch chủ
động cung ứng vốn kịp thời để đảm bảo hoạt động
kinh doanh diễn ra liên tục. Nếu có vốn nhàn rỗi thì
phải kịp thời đầu tư vào những dự án khác để phát
huy thế mạnh, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời
của vốn. Định kỳ các DN cần phải có báo cáo thực
trạng về việc huy động và sử dụng vốn để có những
quyết sách phù hợp.
Thứ ba,
tăng cường năng lực quản trị DN. Đa số các
DN dệt may Đà Nẵng là DN nhỏ và vừa, chủ yếu làm
hàng gia công cho cácDN lớn khác, năng lực quản trị còn
nhiều hạn chế. Nâng cao năng lực quản trị sẽ giúp DN
nâng cao được sức cạnh tranh và tận dụng được những
thế mạnh trong tình hình nước ta ngày càng hội nhập
sâu và rộng hơn. Do vậy, các DN cần phải tăng cường
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trang bị những kiến
thức, kỹ năngmới về chuyênmôn, kỹ thuật, ngoại ngữ…
để phục vụ cho nhu cầu phát triển DN.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu
quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp đường dẫn. Tạp chí Nghiên cứu khoa
học số 40, 2010;
2. Trương Đông Lộc, Võ Kiều Trang: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
công ty cổ phần niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu kinh
tế số 361, 2008;
3. Báo cáo tài chính của 35 công ty dệt may trên địa bàn Đà Nẵng.
còn hiệu quả hoạt động tài chính được thể thiện qua
chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Qua số liệu phân tích ở trên có thể thấy rằng cấu
trúc tài chính chịu sử ảnh hưởng của hiệu quả hoạt
động của DN. Các DN có hiệu quả hoạt động càng cao
thì càng có khả năng huy động vốn vay nên sẽ có xu
hướng sử dụng nợ nhiều, phát huy đòn bẩy nợ trong
kinh doanh.
Thứ tư,
khả năng thanh toán của DN. Khả năng
thanh toán của DN là năng lực về tài chính mà DN có
thể có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản
nợ cho các cá nhân, các tổ chức có quan hệ cho vay
nghiệp vay hoặc nợ, được đo lường thông qua chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn trên Nợ ngắn hạn.
Những DN có khả năng thanh toán thấp (<1) có tỷ
lệ nợ bình quân cao nhất. Do đó, khả năng sử dụng
vốn vay sẽ khó khăn hơn so với các DN có khả năng
thanh toán cao.
Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên thì vẫn còn
những yếu tố khác thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các DN dệt may
như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, triển
vọng phát triển của ngành dệt may, tình hình lạm
phát…tuy nhiên, những yếu tố này đều ảnh hưởng
chung đến hầu hết các DN ở tất cả các ngành nghề.
Để có một cấu trúc tài chính phù hợp
Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và DN
ngành dệt may ở Đà Nẵng nói riêng đều vẫn quan
niệm rất đơn giản về cấu trúc tài chính, chỉ khi nào
cần đầu tư hoặc thiếu vốn mới đi vay hoặc phát hành
cổ phiếu. Chính tâm lý này đã ảnh hưởng đến cơ hội
đầu tư của DN và tính an toàn của cấu trúc vốn. Một
cơ cấu vốn tối ưu phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Đảm bảo khả
năng thanh toán của DN; Đảm bảo chi phí sử dụng
vốn thấp nhất; Tạo đủ nguồn vốn cho sự phát triển
của DN; Mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu.
Như vậy, một cơ cấu vốn tối ưu chính là sự cân
bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Để đạt được
điều này, các DN cần một số lưu ý sau:
Thứ nhất,
tăng cường năng lực tài chính bằng
cách tăng vốn chủ sở hữu và đảm bảo tỷ lệ nợ trên
BẢNG 3: CẤU TRÚC TÀI CHÍNH THEO ROA VÀ ROE
CỦA DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp Tỷ suất nợ trung bình
ROA >=8%
12
46,9%
ROA<8%
23
36,3%
ROE>=12%
9
48,2%
ROE<12%
26
33,4%
Nguồn: Số liệu phân tích và tính toán của tác giả từ 35 báo cáo tài chính
của các DN may mặc trên địa bàn Đà Nẵng từ năm 2010-2014.
BẢNG 4: CẤU TRÚC TÀI CHÍNH THEO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp Tỷ lệ nợ bình quân
Khả năng thanh
toán <1
3
53,4%
Khả năng thanh
toán từ 1 đến 1.5
21
48,2%
Khả năng thanh
toán trên 1.5
11
39,6%
Nguồn: Số liệu phân tích và tính toán của tác giả từ 35 báo cáo tài chính
của các DN may mặc trên địa bàn Đà Nẵng từ năm 2010-2014