Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 73

71
tộc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có bước trưởng thành lớn trong
nhận thức. Kết cấu hạ tầng nông thôn đã có bước phát
triển rõ rệt, nhất là về giao thông, điện, nước sạch, công
tác xóa nhà tạm… Đời sống người dân nông thôn được
cải thiện, thu nhập bình quân tăng 35%; tỷ lệ hộ nghèo
giảm 8% so với trước. Đến nay, đã có 94% số xã đã hoàn
thành quy hoạch chung về nông thôn mới (tỷ lệ bình
quân cả nước là 96,4%). Nhiều xã đã hoàn thành quy
hoạch chi tiết sản xuất, quy hoạch chi tiết hạ tầng kinh
tế - xã hội, phê duyệt xong đề án chi tiết…Bình quân các
xã trong khu vực đã đạt 7,5 tiêu chí (tăng 3,8 tiêu chí so
với năm 2010); số xã đạt 19 tiêu chí là 27 xã, chiếm 1,2%
số xã trong vùng, trong đó có 13 xã được công nhận (cả
nước là 785 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm8,9%, trong đó có 512
xã đã được công nhận). Trong số các tỉnh vùng Tây Bắc,
Phú Thọ và Hòa Bình là hai tỉnh cómức đạt tiêu chí bình
quân cao nhất, lần lượt đạt 9,72 và 9,38 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây
dựng nông thônmới ở các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc vẫn
còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Địa bàn Tây
Bắc có diện tích tự nhiên lớn, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa
cao; kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện,
nước sạch... còn thiếu và yếu kém; mức sống của một
bộ phận dân cư, nhất là đồng bào dân tộc còn thấp…
đang là những tác động làm chậm tiến trình thực hiện
xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây Bắc. Có thể kể
đến những “nút thắt” cơ bản của quá trình xây dựng
nông thôn mới ở Tây Bắc như sau:
- “Nút thắt” lớn nhất là nguồn vốn. Các tỉnh địa bàn
Tây Bắc hiện đều là những tỉnh nghèo, điểm xuất phát
thấp, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có hạn chưa tương
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
T
ây Bắc bao gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà
Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, 11 huyện ở
miền Tây Thanh Hóa, 10 huyện ở miền Tây Nghệ An.
Đây là khu vực đồi núi hiểm trở, gặp nhiều khó khăn
về giao thông, thường xuyên phải chịu nhiều tác động
của thiên tai, biến đổi khí hậu, như lũ, sạt lở, hạn hán, tố
lốc... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để khai thác tiềm
năng, lợi thế của vùng Tây Bắc trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nhằm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân, góp phần xóa đói, giảm
nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, chủ động
ứng phó với thiên tai, ổn định an ninh, trật tự, Đảng
và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ đạo các bộ, ban,
ngành cùng các địa phương trong vùng Tây Bắc triển
khai thực hiện nhiều chương trình, dự án quan trọng,
trong đó có Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kết quả và những“nút thắt”cần tháo gỡ
Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác
định là cuộc cách mạng để xóa đói, giảm nghèo bền
vững. Vì vậy, các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc tích cực triển
khai các nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020, tập
trung vào công tác nâng cao chất lượng quy hoạch, quan
tâm đến quy hoạch sản xuất, xây dựng đề án chi tiết và
các tiêu chí khác. Qua 4 năm triển khai, các tỉnh khu vực
Tây Bắc mặc dù có xuất phát điểm thấp, khó khăn hơn
nhiều vùng trong cả nước, nhưng đã đạt được những kết
quả nhất định. Xây dựng nông thôn mới dần trở thành
phong trào rộng khắp trong đời sống đồng bào các dân
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG XÂY DỰNG
NÔNGTHÔNMỚI Ở CÁC TỈNHVÙNGTÂY BẮC
ThS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các tỉnh khu vực Tây Bắc mặc dù có xuất
phát điểm thấp, khó khăn hơn nhiều vùng trong cả nước nhưng đã đạt được những kết
quả tích cực, dần trở thành phong trào rộng khắp trong đời sống đồng bào các dân tộc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc vẫn còn
nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...122
Powered by FlippingBook