Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 72

70
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
kết hợp giao thông nông thôn; chương trình khuyến
nông, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ cho các hộ sản xuất nông nghiệp… Tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính
sách của Trung ương và Tỉnh về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, nghiên cứu thực hiện giải pháp
phù hợp để huy động các nguồn lực đẩy nhanh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; khuyến
khích các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp,
tổ hợp tác sản xuất và hộ nông dân liên kết chặt
chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ
quan quản lý nhà nước, tiêu thụ sản phẩm thông
qua hợp đồng...
Thứ hai,
tập trung và đầu tư đúng mức cho các
hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa
học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến
nông; giống mới, giống gốc; đồng bộ hóa cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; các hoạt
động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống
dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật; quản lý khai thác,
bảo vệ công trình thủy lợi; xúc tiến thương mại, tiêu
thụ nông sản…; Hỗ trợ lãi suất tín dụng để khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Tiếp
tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung, điều chỉnh cơ chế,
chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
Thứ ba,
phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân
hàng triển khai hình thức vay vốn có thế chấp
bằng tài sản hình thành từ vốn vay; vay bằng tín
chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả, đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, cấp
vốn đầu tư để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng
có hiệu quả, đúng mục tiêu và thanh toán đúng kỳ
hạn; Phối hợp với các cơ quan hữu quan để huy
động, sử dụng các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông
dân, quỹ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm;
hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển
đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang
trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng
các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi
trường nông thôn.
Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết
với nhau và với hệ thống các giải pháp đồng bộ
khác, giúp cho người lao động và chính quyền địa
phương đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao độngtheo hướng CNH, HĐH, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các giải pháp
cần phải thực hiện đồng bộ, thống nhất từ cấp chính
quyền đến cơ sở và cư dân lao động mới có hiệu lực
và mang lại hiệu quả.
cho công tác dạy nghề còn dàn trải; trang thiết bị
dạy học thiếu, chất lượng chưa phù hợp với quy mô
đào tạo.
Một bộ phận lớn lao động ở nông thôn chưa
nhận thức đúng về lợi ích của việc học nghề, chưa
tham gia học nghề. Thông tin thị trường lao động,
việc là chưa đầy đủ và kịp thời nên người lao động
còn lúng túng trong lựa chọn nghề, tìm kiếm việc
làm sau khi học nghề. Một số trung tâm dạy nghề
không đủ năng lực xây dựng chương trình, tài liệu
giảng dạy, chưa thu hút được nhiều sự tham gia
của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chưa bảo
đảm sự phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
lao động và sự chuyển giao công nghệ, khoa học
kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất… Các dịch vụ
và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và
nông thôn chậm phát triển; các chuỗi liên kết từ
sản xuất đến chế biến, tiêu thụ mới hình thành,
chưa chặt chẽ, hệ thống phân phối, tiếp thị nông
sản còn nhiều hạn chế.
Một số giải pháp cần tăng cường
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
là một phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế chung của tỉnh, đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết
định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để
thực hiện được các mục tiêu này, một số giải pháp
liên quan ở góc độ đến kinh tế- tài chính cần tăng
cường như sau:
Thứ nhất,
tăng cường phát huy hiệu quả cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, các công trình
phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã
đầu tư, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu
tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm.
Các địa phương trong Tỉnh quan tâm hỗ trợ các
chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn,
nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án
trọng điểm về phát triển nông nghiệp, nông thôn;
5 năm qua, Hưng Yên đã dạy nghề cho 16.990
lao động nông thôn. Trong đó, học nghề phi
nông nghiệp có 12.399 người, nghề nông
nghiệp là 4.591 người. 82% số lao động sau
khi học nghề có việc làm; 4.166 lượt cán bộ,
công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ…
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...122
Powered by FlippingBook