Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 74

72
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
chức, cá nhân, hộ gia đình ủng hộ tiền, vật liệu, hiến đất
làm đường, làm nhà trẻ, nhà văn hóa thôn, bản.
Thứ ba,
tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân
sách, cần có thêm các chính sách đặc thù thu hút được
các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...
Trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, việc huy động nguồn lực của cộng đồng,
người dân phải luôn đảm bảo công khai dân chủ, tự
nguyện phù hợp với nguồn lực sẵn có của địa phương.
Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ nên huy động đóng
góp bằng ngày công, không huy động đóng góp bằng
tiền trực tiếp. Cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra
giámsát, đôn đốc thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm
theo từng nội dung.
Thứ tư,
chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người dân. Đẩymạnh quy hoạch vùng sản xuất
nông sản hàng hóa tập trung gắn với đầu tư đồng bộ hạ
tầng sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị nông sản, nhất
là nông sản xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập
của người dân. Tăng cường “liênkết 4 nhà” theo chuỗi giá
trị, giải quyết tốt vấn đề thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Thực tế trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập
ngày càng cao, quymô sản xuất nhỏ, lẻ gặp khó khăn khi
cạnh tranh sảnphẩm. Chínhvì vậymối liênkết công tư, tổ
hợp tác và phát huy vai trò của kinh tế tập thể có ý nghĩa
rất lớn trong phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa. Đặc
biệt là chính sách thu hút doanh nghiệp về liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Thứ năm,
có cơ chế phối hợp chặt chẽ và lồng ghép
có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như
chương trình xóa đói giảm nghèo... Hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở ở nông thôn những nhận
thức về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ này, bởi
lẽ đây là đội ngũ trực tiếp làm công tác xây dựng nông
thôn mới. Bên cạnh đó, thường xuyên sơ kết, tổng kết
chương trình, qua đó rút ra những bài học từ thực tiễn,
phát hiện những mô hình triển khai có hiệu quả từ đó
tổ chức nhân rộng. Công tác sơ kết, tổng kết phải được
tiến hành nghiêm túc, thực chất, không chạy theo thành
tích, hình thức để có thể rút kinh nghiệm cho những
năm tiếp theo.
xứng với nhu cầu. Điều này gây khó khăn trong việc
triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn khu vực.
- “Nút thắt” về nguồn nhân lực phục vụ chương
trình còn nhiều hạn chế. Công tác tập huấn còn hạn chế,
nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã còn chưa nắm được đầy
đủ nội dung, phương pháp, cách làm trong xây dựng
nông thôn mới.
- “Nút thắt” về một số tiêu chí còn chưa phù hợp với
thực tiễn của khu vực địa bàn Tây Bắc. Chẳng hạn, tiêu
chí chợ nông thôn, các địa phương cho rằng không nhất
thiết một xã cần phải cómột chợ để phục vụ người dân.
Bên cạnh đó, tính bền vững của các tiêu chí còn chưa
ổn định. Thực tế, có những tiêu chí năm nay đạt nhưng
những năm sau chưa hẳn đạt, chẳng hạn tiêu chí về an
ninh trật tự...
- “Nút thắt” về kết cấu hạ tầng của khu vực yếu
kém. Nguyên nhân chính là do điều kiện đặc thù về tự
nhiên của vùng nên giá thành đầu tư cao.
- “Nút thắt” về nâng cao thu nhập cho nông dân còn
nhiều khó khăn. Đây là khu vực vẫn còn phổ biến tình
trạng manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh.
Một số giải pháp
Để tháo gỡ những “nút thắt”trong xây dựng nông
thôn mới ở khu vực Tây Bắc, tạo chuyển biến đột phá
thúc đẩy phát triển chung, cần thực hiện một số giải
pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất,
tập trung nâng cao nhận thức của người
dân về chương trình xây dựng nông thônmới. Phải làm
cho người dân hiểu và tin rằng xây dựng nông thôn
mới là mang lại lợi ích cho chính họ, từ đó phát huy
được sức mạnh cộng đồng, huy động mọi nguồn lực
cho xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác
tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú
kết hợp với sự vào cuộc của hệ thống chính trị cơ sở,
đặc biệt là tính gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng
viên ở cơ sở. Việc tuyên truyền phải thiết thực, gắn với
những hành động cụ thể, lựa chọn các mô hình tiêu
biểu để nhân rộng.
Thứ hai,
tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các tiêu chí
cho phù hợp với từng địa phương, khu vực. Xây dựng
nông thônmới là công việc lâu dài, do đó việc thực hiện
các tiêu chí ở địa phương cần có kế hoạch và căn cơ cụ
thể. Để xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất, các
địa phương trong khu vực cần rà soát lại quy hoạch,
cần quan tâm đến những vấn đề bức xúc trong dân để
từ đó có sự lựa chọn đầu tư hoàn thiện, những tiêu chí
có ý nghĩa cấp thiết làm thay đổi đời sống của người
dân. Với cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều
kiện và đặc điểm của địa phương, từ đó sẽ huy động
sức dân, tạo nguồn lực lớn, nhiều tấm gương của tổ
Qua 4 năm triển khai, các tỉnh khu vực Tây Bắc
mặc dù có xuất phát điểm thấp, khó khăn hơn
nhiều vùng trong cả nước nhưng đã đạt được
những kết quả nhất định. Đến nay, đã có 94%
số xã đã hoàn thành quy hoạch chung về nông
thôn mới (tỷ lệ bình quân cả nước là 96,4%)…
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...122
Powered by FlippingBook