Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 76

74
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
quy hoạch đô thị; vùng gắn các đô thị với phát triển
nông thôn. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo lợi
thế của từng vùng (nội đô, ven đô, ngoại ô), phù hợp
với hệ sinh thái.
Ba là,
tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn
(đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, nước sinh
hoạt, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở xã…)
đạt chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Bốn là,
tiếp tục nghiên cứu thực hiện đổi mới các cơ
chế, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn như: chính sách đất đai, chính sách
đầu tư, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao
động và đào tạo. Tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu
thụ sản phẩm nông sản; đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến rau quả, bảo quản và xử lý sau thu hoạch;
tăng đầu tư cho nghiên cứu, du nhập giống cây, con
mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Tạo thuận lợi
cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay dựa vào các quỹ
tín dụng... Nghiên cứu đề ra chương trình thu hút và
nâng cao hiệu quả chiến lược đầu tư FDI trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, làm cơ sở
cho quá trình hoạch định chính sách, định hướng và
kêu gọi vốn đầu tư.
Năm là,
tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Hiện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp
và phát triển nông thôn hiệu quả chưa cao, đặc biệt là
với lao động ở khu vực vùng sâu, vùng xa.
Sáu là,
phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tiếp
thị. Gắn bó vùng cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế
biến, gắn sản xuất với thị trường. Hình thành các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại và chuyên
nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên
kết dọc sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông
nghiệp, liên kết nông nghiệp với công nghiệp và kinh
tế đô thị. Phát triển hoạt động nghiên cứu, chuyển
giao, tư vấn khoa học công nghệ và ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái và xây
dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết trong sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước
và Thành phố, nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên
nhiên, cho phép người dân tận hưởng tối đa chất
lượng cuộc sống. Để bảo đảm phát triển bền vững,
Thành phố cần giải quyết vấn đề một cách toàn diện
giữa phát triển đô thị và nông thôn; với đặc thù riêng
của Hải Phòng, tiếp tục có những giải pháp cơ chế,
chính sách hiệu quả nhằm gìn giữ và bảo tồn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường,
đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa và không gian
nông thôn của Thành phố.
nông thôn mới phù hợp với đặc thù Hải Phòng là
chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Thành phố
đặt ra. Nhiệm vụ mục tiêu chung phát triển nông
nghiệp đô thị trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2020
là tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chủ
trương, chính sách của Trung ương và Thành phố
về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nông nghiệp sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, ứng dụng kỹ thuật sản xuất công nghệ cao, sử
dụng giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả, ổn định và bền vững. Xây dựng nông
thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được
nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp,
gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch...
Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng giá
trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản đạt trên 6,0%/năm,
cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 40%,
chăn nuôi 10%, dịch vụ 10%; tỷ lệ sản phẩm qua bảo
quản chế biến công nghiệp đạt trên 50%, giá trị xuất
khẩu đạt trên 300 triệu USD/ năm, giá trị sản xuất canh
tác trên 100 triệu đồng /ha/năm. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế nông thôn 9,5-10%, GDP trong khu vực nông
thôn chiếm trên 20% GDP toàn Thành phố.
Để đạt được những mục tiêu này, Hải Phòng cần
chú trọng thực hiện những nhiệm vụ giải pháp cơ
bản sau:
Một là,
tập trung thực hiện có hiệu quả các nội
dung trong Chương trình Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 800/QĐ-TT ngày
4/6/2010. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, theo hướng phát triển sản xuất
hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công
tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm ngư
nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển
dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu
nhập cho người dân; xây dựng đời sống văn hoá,
thông tin và truyền thông nông thôn...
Hai là,
thực hiện tốt quy hoạch phát triển đô thị và
nông thôn một cách đồng bộ, trên cơ sở xây dựng các
Hải Phòngphấnđấuđếnnăm2020 tăng trưởng
giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản đạt trên
6,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông
thôn 9,5-10%, GDP trong khu vực nông thôn
chiếm trên 20% GDP toàn Thành phố.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...122
Powered by FlippingBook