TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
31
tính cụ thể bằng các mô hình lượng hóa, kết hợp với
mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành. Từ đó
đánh giá, phân loại xếp hạng DN chuẩn xác hơn, hạn
chế sai lệch thông tin từ phía người chấm điểm, làm
cơ sở tham chiếu cho việc cấp tín dụng…
Bảy là,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Các
NHTM cần quan tâm đầu tư đào tạo từ cơ bản đến
chuyên sâu về nghiệp vụ, từng đối tượng khách hàng
có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể.
Cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên
ngoài, các chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của
ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng
dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất,
phương tiện giảng dạy... Cùng với đó, cần có chế độ
đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với nhân
viên có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương,
khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương
xứng với kết quả mà họ mang lại…
Tám là,
hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm
khách hàng DN: Khách hàng DN có báo cáo tài chính
trong 2 năm mới đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội
bộ, vì vậy ngân hàng cần sớm hoàn thiện các tiêu
chí để tiến tới xây dựng chương trình xếp hạng tín
dụng nội bộ đối với đối tượng là khách hàng DN
không có báo cáo tài chính 2 năm. Các ngân hàng cần
hoàn thiện mô hình tính điểm dựa trên sự kết hợp
các phương pháp thống kê, phân tích, định lượng,
xây dựng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho
từng ngành nghề cũng như tính trọng số mức độ ảnh
hưởng đến từng chỉ tiêu tính điểm. Các bảng kết quả
chỉ tiêu cần được điều chỉnh hợp lý khi thị trường
biến động. Ngoài việc chấm điểm khách hàng theo
quý hoặc khi có sự biến động bất cứ thông tin về phía
khách hàng, ngân hàng cần kết hợp và mở rộng các
nguồn thông tin khác như: cơ quan thuế, các tổ chức
tín dụng khác… để có sự đánh giá chính xác trong
quá trình xếp hạng.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2010), Luật Các TCTD;
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy
định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng;
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày
04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự ph ng để xử lý
RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD;
4. Nguyễn Thị Gấm (2016), Xử lý tài sản bảo đảm trong tranh chấp hợp đồng
tín dụng tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, tháng 7/2016;
5. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác địnhmô hình quản lý RRTD
tại hệ thống NHTM Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế;
6. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý RRTD của NHTM cổ phần công thương Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế.
với DN tại các NHTM. Tại các bước nếu như công
cụ khai phá dữ liệu được ứng dụng hợp lý thì RRTD
đối với DN sẽ được phát hiện và ngăn chặn. Khi áp
dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu vào việc quản trị
RRTD đối với DN, hoạt động ngân hàng sẽ đạt hiệu
quả cao, góp phần hoàn thiện quy trình tín dụng tại
mỗi ngân hàng.
Bốn là,
xây dựng và xác định rõ ràng mức khẩu
vị rủi ro: Một trong những yêu cầu Basel II là các
NHTM phải xây dựng một khung khẩu vị rủi ro đầy
đủ đảm bảo các ngân hàng có thể nắm rõ và quản trị
các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của
NHTM. Khẩu vị rủi ro chỉ ra khả năng chịu đựng
rủi ro của ngân hàng, xác định rõ loại và độ lớn của
những rủi ro mà ngân hàng chấp nhận, từ đó, giúp
NHTM xây dựng được các quy định và quy trình
phủ hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối
phó với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM cần nâng cao
hiệu quả trong công tác dự báo và đo lường rủi ro,
nên định hướng chính sách quản trị RRTD đối với
DN trong năm hoạt động, từ đó dự báo những rủi
ro có khả năng xảy ra.
Năm là,
tăng cường giám sát nội bộ để ngăn chặn
sự tích tụ của RRTD trong tương lai. Các NHTM
cần tăng cường giám sát nội bộ để ngăn chặn sự
tích tụ của RRTD đối với DN trong tương lai, bằng
cách tránh cho vay quá mức, duy trì tiêu chuẩn cấp
tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lượng khoản
vay. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược dài hạn từ
những biện pháp phòng ngừa RRTD đối với DN
từ xa như hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp
chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm
bảo áp dụng chính sách tín dụng nhất quán và chặt
chẽ trong ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả quản
trị RRTD đối với DN thì việc thành lập bộ phận rủi
ro tại các chi nhánh của ngân hàng là điều hết sức
cần thiết. Bộ phận này có đầy đủ thẩm quyền và
hoạt động độc lập, tách biệt với bộ phận tín dụng và
thẩm định, đóng vai trò kiểm tra, giám sát và tham
mưu cho lãnh đạo ngân hàng trước khi quyết định
cấp tín dụng…
Sáu là,
hoạch định chiến lược quản trị rủi ro an
toàn và hiệu quả: Các NHTMphải thường xuyên xem
xét, điều chỉnh chính sách tín dụng, chiến lược kinh
doanh phù hợp với tình hình kinh tế địa phương của
từng chi nhánh trực thuộc trong điều kiện nền kinh
tế cụ thể, chú trọng đến ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế vĩ mô để hạn chế thấp nhất những rủi ro có
thể xảy ra cho ngân hàng. Phải có sự tách biệt giữa
hoạt động nghiệp vụ chấp nhận rủi ro và giám sát rủi
ro. RRTD đối với DN phải được định lượng và định
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...86
Powered by FlippingBook