32
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,
TP. Hồ Chí Minh…
Về đối tượng phạm tội, ban đầu chỉ có một số ít
người nước ngoài hoặc Việt kiều nhưng đến nay,
loại tội phạm này đã mở rộng đến từ nhiều quốc
gia như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ
Kỳ, Nga, Anh… Thậm chí, việc người Việt Nam sử
dụng công nghệ cao để phạm tội trong lĩnh vực
ngân hàng đã gia tăng, đặc biệt, có cả sinh viên
có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin (CNTT).
Những nhóm tội phạm có tổ chức, liên kết các cá
nhân từ khắp nơi trên thế giới, sử dụng “lính đánh
thuê” với mục tiêu tấn công cũng đã được định
nghĩa rõ ràng hơn, thậm chí đã phát triển đến mức
chuyên môn hóa với các khâu riêng biệt: Viết mã
độc – phát tán mã độc – thu thập lợi ích – tái phân
phối; nhóm lắp đặt thiết bị sao chép dữ liệu, nhóm
sử dụng thiết bị làm giả thẻ ngân hàng, nhóm sử
dụng thẻ giả để rút tiền…
Về phương tiện phạm tội, tội phạm công nghệ cao
sử dụng công nghệ cao làm phương tiện thực hiện tội
phạm trong khi công nghệ ngày một phát triển, đổi
mới. Thủ đoạn phạm tội diễn ra ngày càng phức tạp
dưới một số hình thức phổ biến sau:
Thứ nhất,
xâm phạm an ninh, an toàn thiết bị điện
tử (máy tính, mạng máy tính), thiết bị số của ngân
hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thực
hiện mua bán - thanh toán trực tuyến bằng hinh thưc
phat tan virus, phân mêm gián điệp, mã đôc hai với
nhiều biến thể qua thư điện tử, đường link website,
diên đan, mạng xã hội hoặc các phần mềm miễn phí,
phần mềm được sử dụng phổ biến (Unikey, phần
mềm đọc file PDF/ảnh…) để thu thập, trộm cắp, thay
Tổng quát về tội phạm công nghệ cao
trong l nh vực ngân hàng tại Việt Nam
Theo báo cáo Global Rick 2015 của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho
nền kinh tế toàn cầu là hơn 445 tỷ USD/năm. Trong
khi đó, theo BKAV, thiệt hại do loại tội phạm này
gây ra tại Việt Nam là 8.700 tỷ đồng, đặc biệt, chiếm
tỷ trọng lớn trong đó là những thiệt hại xảy ra trong
những lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Tại Việt Nam, tội phạm công nghệ cao thường
tập trung tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm,
nơi có sự giao lưu hội tụ của nhiều lĩnh vực khoa
học công nghệ, tài chính ngân hàng hoặc nơi có
nhiều người nước ngoài sinh sống”, chủ yếu như:
GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNGTỘI PHẠMCÔNGNGHỆ CAO
TRONG LĨNHVỰC NGÂNHÀNGỞVIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
– Viện Đại học Mở Hà Nội
Việc hội nhập và tham gia sâu vào “sân chơi” của khu vực và thế giới, mang lại nhiều cơ hội nhưng c ng
không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, nhất là trong
bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 diễn ra, kèm theo dịch vụ ngân hàng số nở rộ, tội phạm công nghệ cao tấn công vào ngân hàng
tại Việt Nam có xu hướng gia tăng cả về số lượng và với mức độ tinh vi hơn. Bài viết khái quát thực trạng
tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam thời gian qua và đưa ra những dự báo về nguy cơ và đề xuất giải pháp
phòng chống tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới.
Từ khóa: Tội phạm công nghệ cao, ngân hàng, tội phạm an ninh, kinh tế Việt Nam
The deep integration and participation
intoregional and global “play grounds”
has brought about both opportunities and
challenges toVietnam economy and banking
sector especially in the context of the Industrial
Revolution 4.0. Together with the booming
of industrial revolution, the cybercrime in
banking is now attacking Vietnam and has been
increasing in both quantity and sophistication.
This article summarizes the state of cybercrime
in Vietnam over the past time and provides
forecasts on the risks and propose solutions to
thistype of crime in the coming time.
Keywords: cybercrime, banking, security crime,
Vietnam’s economy