TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
79
độ về chuyên môn đơn vị còn quan tâm tới đào tạo
về trình độ quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức.
Đến nay, đơn vị có 4 người có trình độ Cử nhân,
Trung cấp Quản lý Nhà nước; 30 người có chứng chỉ
Quản lý Nhà nước…
Theo kế hoạch của Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa,
trong thời gian tới, việc đào tạo, bồi dưỡng để 100%
cán bộ, công chức có trình độ đạt chuẩn về chuyên
môn và nâng tỷ lệ người có trình độ vượt chuẩn
là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược nhân
lực của Sở. Đây là hoạt động nhằm tiếp tục thực
hiện mục tiêu đề ra trong Chương trình tổng thể Cải
cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của
Chính phủ, đó là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát
triển của đất nước”.
Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của quá trình hội
nhập đất nước và thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ,
công chức Tỉnh vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế cần
khắc phục. Đó là, chất lượng của đội ngũ cán bộ
quản lý và công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của công việc, chưa tạo ra tính chuyên nghiệp
trong thực thi công vụ của một nền hành chính hiện
đại. Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, công chức
chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, công tác đào
tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức được
đánh giá là nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng,
chưa chú trọng những đặc thù riêng biệt của từng
vị trí việc làm…
Một số giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Cán bộ, công chức nhà nước là nguồn nhân lực
quan trọng của bộ máy hành chính từ Trung ương
đến địa phương. Hiệu lực của hệ thống chính trị
nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói
riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất,
năng lực và hiệu quả của đội ngũ cán bộ cán bộ,
công chức. Sự thành công hay thất bại của một quốc
gia, một ngành, một lĩnh vực, một địa phương hay
một vùng lãnh thổ có một phần quan trọng phụ
thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy
quản lý Nhà nước. Do vậy, việc nâng cao chất lượng
cán bộ, công chức phục vụ nền hành chính công vụ
là nhiệm vụ rất quan trọng, trong đó Sở Nội vụ tỉnh
Thanh Hóa cần tập trung vào một số giải pháp trọng
tâm sau:
Một là,
hoàn thiện và đổi mới cơ chế tuyển dụng
cán bộ, công chức.
Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu
đầu tiên có tính quyết định đến chất lượng nguồn
nhân lực của đơn vị. Để làm được điều này, công
tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên
cơ sở của các hoạt động phân tích, đánh giá nguồn
nhân lực hiện tại và dự báo về nguồn nhân lực tương
lai; các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nền hành
chính công vụ. Ngoài ra, việc tuyển dụng mới cán bộ,
công chức cần gắn với việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy
và tinh giản biên chế theo mục tiêu đổi mới về chất,
thay thế mạnh những người không đáp ứng được
yêu cầu thực thi công vụ trong nền hành chính hiện
đại. Ngoài việc ứng dụng công nghệ tin học vào thi
tuyển, thi nâng ngạch cán bộ, công chức để đảm bảo
nguyên tắc cạnh tranh khách quan, công bằng, minh
bạch, thực tài và hạn chế được tiêu cực trong thi cử
thì Sở nên bổ sung khâu phỏng vấn trong thi tuyển
để lựa chọn được người phù hợp nhất vào cơ quan.
Bởi thông qua phỏng vấn mới có thể nhận biết, lựa
chọn được ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng
thực sự trong quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất
cho vị trí việc làm cụ thể cần tuyển dụng...
Hai là,
bố trí và sử dụng cán bộ, công chức theo
đúng chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm.
Muốn xác định vị trí việc làm không chỉ xác định
qua khối lượng, số lượng công việc phải thực hiện ở
một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy mà quan
trọng hơn là phải xác định được đặc điểm, đặc thù,
tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực
hiện công việc đó. Đối với Sở Nội vụ tỉnh Thanh
Hóa, xây dựng đề án vị trí việc làm là cơ hội giúp cơ
quan, đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán
bộ, công chức và xác định từng vị trí trong tổ chức
gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, qua đó giúp phát hiện những chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, tránh
tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc
và sự chồng chéo khi phân công, giao việc.
Ngoài ra, việc xây dựng khung năng lực trong
đề án vị trí việc làm giúp xác định các tiêu chí trọng
Cán bộ, công chức nhà nước là nguồn nhân lực
quan trọng của bộ máy hành chính từ Trung
ương đến địa phương. Hiệu lực của hệ thống
chính trị nói chung và của bộ máy hành chính
Nhà nước nói riêng được quyết định bởi phẩm
chất, năng lực và hiệu quả của đội ngũ cán bộ
cán bộ, công chức. Do vậy, việc nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức phục vụ nền hành
chính công vụ là nhiệm vụ rất quan trọng.
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook