TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 72

72
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
tế phụ mà là một ngành kinh tế trọng yếu cấu
thành nền kinh tế nông lâm ngư nghiệp, thu nhập
từ kinh tế vườn đồi cao gấp 5 đến 10 lần so với
thu nhập từ đồng ruộng trên cùng một diện tích.
Điển hình như tại huyện Sông Mã (Sơn La), trong
năm 2016, cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch
theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; Từng
bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh,
tập trung, sản xuất lương thực, trồng rau, hoa và
vùng cây ăn quả chất lượng cao (hoa đạt 250-300
triệu đồng/ha, nhãn đạt 400-500 triệu đồng/ha)...
Quy mô vườn không giới hạn ở phạm vi quanh
nhà mà nay mở rộng vườn đồi, với hàng chục
thậm chí hàng trăm ha, tạo ra hàng hoá phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế vườn đồi
trong tái cấu tr c nền nông nghiệp
Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đề án đưa ra
định hướng chung trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội,
môi trường trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu trồng trọt theo hướng
phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với
bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên
cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng,
miền; Khuyến khích DN liên kết, ký kết hợp đồng
sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; Phát triển
các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản
xuất theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ tập huấn, khuyến
nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật
trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân... Với
những nội dung trong Đề án, kinh tế vườn đồi tiếp
tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước,
qua đó để mô hình này đóng góp nhiều hơn trong
nền kinh tế của địa phương và quốc dân.
Trong thời gian tới, kinh tế vườn đồi cần được tiếp
tục đẩy mạnh cơ cấu, rà soát, điều chỉnh phù hợp với
quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù
hợp với lợi thế, tiềm năng, nhu cầu thị trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu của từng vùng. Cần tập trung
khảo sát, nghiên cứu cách để đưa những loại vật nuôi,
cây trồng phù hợp với từng vùng chuyên canh gắn với
lợi thế tự nhiên và bảo vệ môi trường, ứng dụng các
công nghệ tiến bộ để xác định bố trí mùa vụ thích hợp
theo hướng thâm canh tăng năng suất, từng bước tạo
dựng một sự phát triển bền vững phù hợp với vùng
thấp, vùng cao. Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị
trường, mở rộng thị trường cung ứng vật tư, tiêu thụ
nông sản gắn với việc dự báo định hướng quy mô, cơ
cấu sản xuất, kinh doanh…
Đặc biệt, do Việt Nam là một trong những quốc
gia chịu ảnh hưởng nhiều do tác động của biến đổi
khí hậu, thiên tai và trong bối cảnh hội nhập kinh
tế thế giới sâu rộng nên yêu cầu nâng cao hiệu quả
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ
trong nông nghiệp càng trở nên cấp thiết. Các địa
phương cần có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức khoa
học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và trong
quản lý cho hộ nông dân, giúp đẩy nhanh việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng
cao dân trí của nông dân đối với nghề vườn, góp
phần thực hiện thành công tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, hoàn thiện nhanh việc giao đất, giao
rừng đến hộ nông dân với những chính sách cụ thể,
để hộ nông dân yên tâm sản xuất, kinh doanh trên
diện tích đất được giao quyền bảo vệ, sử dụng. Cần
có biện pháp hỗ trợ để các hộ nông dân tự đổi đất
cho nhau (dồn điền, đổi thửa) để tạo thuận lợi cho
việc đầu tư, canh tác phát triển sản xuất, chuyển đổi
vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích hộ nông dân
đến canh tác, mở mang sản xuất, khai hoang những
vùng đất mới, đất gần biên giới gắn phát triển kinh tế
hộ nông dân với bảo vệ an ninh biên giới. Các ngân
hàng cần cải tiến thủ tục cho vay, chú ý đến mức vay
vốn, thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất
của từng loại cây trồng, vật nuôi. Lưu ý đến việc phát
triển hợp tác xã tín dụng ở nông thôn để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cũng như đáp ứng
nhu cầu vay vốn của hộ nông dân...
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Quang Tú (1995), Phát triển kinh tế hộ nông dân trong phát triển
sản xuất hàng hoá, NXB Thống kê, Hà Nội;
2. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội;
3. UBND huyện Sông M (2001), Báo cáo tổng kết mô hình kinh tế hộ nông
dân huyện Sông M 2001-2006 và dự kiến quy hoạch phát triển đến 2010;
4. Số liệu về tình hình kinh tế - x hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2016.
Mô hình kinh tế vườn đồi là sự kết hợp giữa các
nguồn lực như đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật,
cơ cấu cây trồng vật nuôi… để sản xuất ra các
loại sản phẩm không chỉ đáp ứng cho tiêu dùng
trong gia đình mà còn có giá trị trao đổi, giá trị
kinh tế cao với các sảnphẩmtươi, sảnphẩmkhô,
sản phẩm chế biến trên thị trường.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...86
Powered by FlippingBook