TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
25
tiền tệ và chính sách tài khóa (EU không có chính
sách tài khóa chung).
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất,
do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007 – 2008
gây ra.
Thứ hai,
do ảnh hưởng của các tổ chức/hãng xếp
hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế gây ra. Những
động thái tiêu cực của xếp hạng tín nhiệm ở thời
điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế, là
một nguyên nhân khiến cho khủng hoảng nợ công
bùng phát và lan rộng trên phạm vi một khu vực
hay toàn cầu.
Những bài học rút ra
Từ việc nghiên cứu cuộc khủng hoảng nợ
công ở một số nước trong EU có thể rút ra các
bài học và những gợi ý chính sách cho Việt Nam
trong quản lý nợ công, phòng ngừa, ngăn chặn
khủng hoảng nợ công theo các nội dung: Về vay
vốn và sử dụng vốn vay cho phát triển kinh tế -
xã hội; Về khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công,
qua đó tăng cường quản lý thu- chi ngân sách,
kiểm soát nợ công an toàn, hiệu quả; Về sử dụng
nợ công cho các mục tiêu phát triển kinh tế và
an sinh xã hội; Sử dụng nợ công cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Sử dụng nợ công
cho các mục tiêu an sinh xã hội; Bài học từ việc
mở rộng và liên kết EU và thực hiện các nguyên
tắc của Hiệp định Tăng trưởng và Ổn định; Giải
quyết nợ công thông qua các định chế tài chính
đa phương và các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Những giải pháp ứng phó với khủng hoảng
nợ công ở EU hiện nay tập trung chủ yếu vào
ba nội dung chính là (i) tiếp nhận sự hỗ trợ về
mặt tài chính từ bên ngoài; (ii) cải thiện cán cân
ngân sách, thông qua các chính sách “thắt lưng
buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, sửa đổi hệ thống
tài chính công, thông qua việc nâng cao hiệu quả
quản lý và gia tăng các nguồn thu; (iii) cải thiện
nghiệp của EU ở mức khá cao, khoảng 10%, đặc
biệt ở những nước rơi vào khủng hoảng nợ công
thì tỷ lệ thất nghiệp lại càng cao hơn: Tây Ban
Nha 25%, Hy Lạp 27%. Do tỷ lệ nợ công cao, thất
nghiệp lớn, chi tiêu ngân sách sụt giảm, tiết kiệm
lớn, đầu tư thấp đã dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng
GDP thấp, lạm phát thấp, thậm chí hiện nay có
nguy cơ giảm phát...
Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công châu Âu
Luận giải về nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng nợ công ở một số nước châu Âu vừa qua, có
thể khái quát thành hai nhóm nguyên nhân chính
như sau:
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất,
việc gia nhập vào EU và Eurozone
khiến cho các nước thành viên phải từ bỏ chính
sách tiền tệ riêng của mình.
Thứ hai,
các nước thành viên Eurozone có cơ
hội tiếp cận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dễ
dàng, nhưng sự yếu kém trong quản lý vốn vay
cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu
khiến các nước này lâm vào tình trạng thâm hụt
ngân sách nghiêm trọng.
Thứ ba,
do Eurozone sử dụng chính sách lãi
suất thấp từ 0% - 0,25% nên đã khuyến khích các
nước vay nợ tràn lan, khó kiểm soát dẫn đến đầu
tư tràn lan, chi tiêu bừa bãi, gây nợ công cao.
Thứ tư,
nền kinh tế các nước thành viên trong
Eurozone tăng trưởng chậm, sức cạnh tranh kém,
năng suất lao động thấp, thất nghiệp cao, nền
kinh tế trì trệ, không phát triển.
Thứ năm,
khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến nền
kinh tế các nước trong Eurozone càng làm trầm
trọng thêm tình hình nợ công ở các nước này.
Thứ sáu,
do rủi ro nợ công cao và các khoản
vay nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ nợ
xấu lớn, vay nợ đầu tư tràn lan vào thị trường bất
động sản, thị trường trái phiếu, thị trường chứng
khoán, vào chi tiêu công (an ninh quốc phòng,
đầu tư vào các công trình như sân bay, cầu cảng,
đường xá, sân vận động…).
Thứ bảy,
mặc dù trình độ kinh tế của các nước
trong EU và khu vực đồng tiền chung Eurozone là
rất khác nhau, nhưng các nước này vẫn phải đảm
bảo mục tiêu duy trì các dịch vụ công và chế độ
an sinh xã hội ở mức khá cao.
Thứ tám,
công tác kiểm tra, kiểm soát nợ công
và chi tiêu công, đầu tư công, quản trị yếu kém...
Thứ chín,
thiếu tính thống nhất giữa chính sách
Những năm qua, Việt Nam đã chú ý xây dựng
và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp quy về quản lý nợ công và nhìn
chung các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý nợ công của Việt Nam là tương đối
đồng bộ, bao gồm hàng loạt các văn bản
pháp luật liên quan đến quản lý nợ công do
các bộ chủ quản ban hành...