94
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
lực còn những bất cập so với yêu cầu. Chủ trương,
đường lối phát triển NNL chưa được thể chế hoá
bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách và các kế hoạch phát triển một cách kịp thời và
đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương,
đường lối, chính sách chưa kịp thời, chưa nghiêm
túc. Nhiêu mục tiêu phát triển NNL chưa tính toán
đầy đủ các điều kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước, cac tô chưc xa hôi trong việc
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển NNL chưa
chặt chẽ.
Thứ ba,
hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng
nòng cốt trong đào tạo và phát triển NNL đất nước
bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là: công tác phân luồng
định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ
sở và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo,
giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ sở
nhu cầu xã hội, chưa thu hút được sự tham phát triển
NNL từ các đơn vị sử dụng lao động; đội ngũ giáo
viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên
môn nghiệp vụ, còn sự chênh lệch lớn về trình độ
phát triển giữa các địa phương, vùng, miền; hệ thống
phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định
và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo còn lạc hậu,
kém hiệu quả; mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được
hiểu và thực hiện đúng…
Thứ tư,
hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
phát triển NNL chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình
hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn
hoá nước ta với thế giới. Còn nhiều sự khác biệt trong
các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân
lực của hệ thống pháp luật Việt Nam so với pháp
luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào
tạo, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo
nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với các
tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và
thế giới; chưa thu hút được nhiều các nguồn lực quốc
tế cho phát triển nhân lực. Việc tổ chức, đánh giá chất
lượng dạy và học ngoại ngữ, bồi dưỡng một số hiểu
biết, kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế chưa đáp
ứng yêu cầu.
Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm
với những yêu cầu ngày càng cao đối với người lao
động, nhất là: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,
ngoại ngữ, tin học và tác phong công nghiệp…
Để có thể phát huy được thế mạnh về NNL và tận
dụng được thời kỳ “dân số vàng” trong quá trình
hội nhập quốc tế, NNL Việt Nam cần phải được
trang bị, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp, nâng
cao năng lực tư duy khoa học, lao động sáng tạo,
áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ
năng nghề nghiệp…
(2013), trong lực lượng lao động đang làm việc trong
nền kinh tế, lao động phổ thông, không có chuyên
môn kỹ thuật chiếm 81, 8%; lao động đã qua đào tạo
nghề chỉ chiếm tỷ lệ 5,4 %; lao động có trình độ trung
cấp chuyên nghiệp là 3,7%; và lao động có trình độ từ
cao đẳng, đại học trở lên chiếm 9,1%.
– Chất lượng NNL của Việt Nam còn thấp và còn
khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong
khu vực. Những hạn chế, những yếu kém của NNL
là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp
thứ 65/141 nước xếp hạng, nhưng đến năm 2014 xếp
thứ 70/148 nước xếp hạng).
- Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có
khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại
kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi
trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần
có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử
dụng hiệu quả.
- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên
nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao
tiếp và làm việc của NNL còn rất hạn chế.
- Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước
trong khu vực và thế giới. Chất lượng của lao động
Việt Nam thấp, nên năng suất lao động của Việt Nam
thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái Bình Dương, trong
đó, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật
Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động
của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế có nhiều, nhưng
tựu chung là:
Thứ nhất,
nguồn lực quôc gia va kha năng đâu tư
cho phát triển nhân lực cua phân lớn các gia đinh con
han chê, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm
chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể
dục thể thao. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà
nước cho phát triển nhân lực còn hạn chế; chưa huy
động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là
các DN) để phát triển nhân lực.
Thứ hai,
quản lý nhà nước về phát triển nhân
Chất lượng của lao động Việt Nam thấp, nên
năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm
thấp ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó,
thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật
Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao
động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5
Thái Lan.