Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
gọi là DN bắt chước bao gồm ba nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chiến lược của DN: Cơ chế thu
lợi; Các tài sản hỗ trợ; Mẫu hình thiết kế công nghệ
nổi trội. Cụ thể như sau:
- Cơ chế thu lợi:
Là các nhân tố môi trường, không
bao gồm các cấu trúc DN và cấu trúc thị trường, chi
phối khả năng thu lời từ đổi mới sáng tạo của DN
đổi mới.
- Mẫu hình thiết kế công nghệ nổi trội:
Thông
thường có hai giai đoạn trong quá trình phát triển
của một ngành khoa học: Giai đoạn tiền mẫu hình
mà ở đó không có một dấu hiệu nào cho thấy, có
sự chấp nhận đối với việc giải quyết khái niệm của
hiện tượng đang được nghiên cứu và giai đoạn mẫu
hình mà bắt đầu khi một lý thuyết nào đó có vẻ như
đã vượt qua được các quy chuẩn khoa học….
- Các tài sản hỗ trợ:
Trong phần lớn các trường
hợp, việc thương mại hóa thành công một công
nghệ mới nào cũng đòi hỏi sự đi kèm của các năng
lực hoặc tài sản khác (gọi chung là các tài sản hỗ
trợ). Tài sản hỗ trợ bao gồm các hoạt động xung
quanh cốt lõi đổi mới sáng tạo, như các kênh phân
phối, danh tiếng, năng lực marketing, các mối quan
hệ đối tác chiến lược, quan hệ khách hàng...
Mô hình của Teece về việc quyết định các chiến
lược thương mại hóa sáng chế
David Teece làm sáng tỏ rằng, hai nhân tố gồm
tính có thể bắt chước (cơ chế thu lợi) và tài sản hỗ
trợ sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc xác định
ai là người hưởng lợi cơ bản thì đổi mới sáng tạo.
Góc nhìn lý thuyết về mô hình Teece và ứng dụng
Trong bối cảnh năng lực đổi mới của các doanh
nghiệp (DN) còn hạn chế và các cơ quan quản lý
vẫn đang loay hoay tìm các biện pháp thúc đẩy
thương mại hóa các sáng chế. Trong khi đó, các
DN vẫn chưa có những nghiên cứu đổi mới về mặt
công nghệ, tạo bước phát triển mới để nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Để hiểu rõ hơn về
vấn đề này, cùng nhìn lại bài báo của David Teece
(1986) “Thu lợi từ đổi mới sáng tạo công nghệ:
Những gợi ý cho chính sách sáp nhập, hợp tác, cấp
bản quyền”. Đến nay, sau 28 năm kể từ khi công bố
bài báo này, giá trị và ảnh hưởng của nó vẫn còn
nguyên giá trị đối với các vấn đề quản lý chiến lược
và quản lý đổi mới.
Qua bài báo, Teece đã đưa ra cách tiếp cận đổi
mới sáng tạo thông qua năng lực DN; khung lý
thuyết nhằm giải thích và dự đoán tại sao và khi
nào các nhà đổi mới sẽ thu được lợi nhuận bền
vững từ các đổi mới sáng tạo của họ và khi nào
thì họ dễ bị các đối thủ gia nhập thị trường muộn
hơn đánh bật khỏi vị trí. Việc nghiên cứu những
chỉ dẫn của Teece sẽ góp phần giúp các DN có cơ
sở tin cậy để đối phó với các câu hỏi đang làm các
nhà quản lý, các nhà sáng chế và các DN Việt Nam
phải đau đầu: Làm thế nào để thương mại hóa các
sáng chế? Mô hình kinh doanh nào phù hợp với các
sáng chế ở Việt Nam?
Khung lý thuyết dùng để phân tích quá trình
bắt chước các đổi mới công nghệ và sự phân chia
lợi ích giữa DN đổi mới với DN theo sau hay còn
MÔHÌNHTHƯƠNGMẠI HÓA SÁNG CHẾ
VÀNHỮNG CHỈ DẪN CHODOANHNGHIỆPVIỆT NAM
TS. LÊ THỊ THU HÀ
- Đại học Ngoại thương
Mô hình của Teece không chỉ dự đoán ai là người được hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo, mà
còn có thể hiểu doanh nghiệp nào sẽ có động lực lớn hơn để đầu tư vào một số đổi mới.
Những chỉ dẫn của Teece góp phần giúp các doanh nghiệp có cơ sở tin cậy để giải quyết các
câu hỏi đang làm các nhà quản lý, các nhà sáng chế và các doanh nghiệp ở Việt Nam đau
đầu: Làm thế nào để thương mại hóa các sáng chế? Mô hình kinh doanh nào phù hợp với
các sáng chế ở Việt Nam?
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94
Powered by FlippingBook