Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
87
nông dân trong xây dựng NTM; cần tạo cơ chế để
các nguồn lực xã hội khác tham gia vào xây dựng
NTM theo phương thức xã hội hóa, tạo một sức
mạnh hợp nhất giữa Nhà nước, nông dân và xã hội
cho công cuộc xây dựng NTM.
Hai là,
mối quan hệ giữa “phần mềm” và “phần
cứng” trong xây dựng, thực thi các chỉ tiêu, tiêu chí
NTM. Trong bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM, có thể
phân thành các “tiêu chí cứng” như quy hoạch và
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy
lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu
điện, nhà ở…) và các “tiêu chí mềm” (thu nhập, lao
động việc làm, hình thức tổ chức sản xuất, an ninh
trật tự xã hội…). Nói cách khác, chính quyền các địa
phương chú trọng nhiều vào lập đề án quy hoạch và
xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, thủy lợi,
nước sạch, trường học…) mà ít chú trọng đến các “tiêu
chí mềm” như thu nhập, việc làm cho nông dân, văn
hóa nông thôn…
Thực tế, qua triển khai thực thi Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng NTM cho thấy, những “tiêu chí
cứng” được các địa phương quan tâm đầu tư, xúc tiến
thực hiện và đạt được những thành quả cao hơn so với
các “tiêu chí mềm”. Ý kiến của nhiều địa phương cho
biết, các “tiêu chí mềm” là các tiêu chí khó thực hiện
bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố và cần có thời gian
nhất định, quyết tâm lớn mới đạt được. Thế nhưng
điều mà người dân cần hơn cả chính là vấn đề thu
nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đổi mới
phương thức tổ chức sản xuất và thương mại hóa sản
phẩm nông nghiệp. Điều đó cho thấy, trong thời gian
tới, cần nhấn mạnh đến các “tiêu chí mềm” nhiều hơn.
Để Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng NTM
đạt được những mục tiêu đề ra cần phải kết hợp hài
hòa, nhịp nhàng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tổ chức cơ sở đảng (vai trò lãnh đạo, chỉ đạo), chính
quyền cơ sở (vai trò quản lý, điều hành) với người dân
(vai trò chủ thể). Quản lý hành chính cần chuyển từ
mệnh lệnh sang phục vụ, lấy lợi ích của người dân làm
mục tiêu, cải thiện quan hệ giữa chính quyền với nhân
dân, nâng cao niềm tin và đồng thuận của người dân
vào xây dựng NTM.
Thứ tư,
công tác điều tra khảo sát, đánh giá thực
trạng theo 19 tiêu chí NTM tại nhiều xã khi lập đề án
chưa sát với thực tế; việc phối kết hợp giữa các phòng,
ban chuyên môn ở huyện và xã chưa tập trung thường
xuyên; công việc chủ yếu giao toàn bộ cho đơn vị tư
vấn nên số liệu phản ánh chưa chính xác, chất lượng
hạn chế, đề án thiếu tính khả thi; phương pháp triển
khai thực hiện đề án của Ban quản lý xã còn lúng túng
khi lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán các dự án
thành phần, nhóm các dự án hạ tầng kỹ thuật tổng
mức đầu tư tăng hơn so với mức đầu tư trong đề án
đã được phê duyệt chưa có giải pháp xử lý, tháo gỡ về
vốn; huyện, xã chờ vốn hỗ trợ từ cấp trên mới chỉ đạo
lập hồ sơ dự án thành phần...
Thứ năm,
cơ chế huy động nguồn lực, phân bổ
nguồn vốn và chính sách hỗ trợ khuyến khích phát
triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn ở
nhiều địa phương chưa được thực hiện thống nhất.
Mặt khác, công tác lập và phê duyệt quy hoạch của
một số huyện chưa hoàn chỉnh (nhất là quy hoạch sử
dụng đất, giao thông, thủy lợi…) đã ảnh hưởng đến
tiến độ lập, phê duyệt đề án và dự án quy hoạch xây
dựng NTM của các xã…
Giải quyết tốt các mối quan hệ trong tiến trình xây
dựng nông thôn mới
Để đẩy mạnh tiến trình xây dựng NTM ở nước
ta hiện nay, chúng tôi cho rằng cần quan tâm giải
quyết tốt các mối quan hệ sau:
Một là,
quan hệ giữa Nhà nước, các lực lượng xã
hội và chủ thể nông dân. Xây dựng NTM phụ thuộc
rất lớn vào quyết tâm chính trị, sự chỉ đạo, định hướng
của Đảng và Nhà nước về mặt chính sách, tài chính.
Trong tiến trình xây dựng NTM, chủ thể lãnh đạo và
chỉ đạo thực hiện là các cấp ủy đảng, bộ máy chính
quyềnmà cụ thể là các ban chỉ đạoNTMcác cấp. Nông
dân có vai trò là chủ thể tham gia thực hiện và hưởng
thụ các thành quả do Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM mang lại. Tuy nhiên, trong thực tiễn
triển khai xây dựng NTM của nhiều địa phương lại
có tình trạng còn “nhầm vai” khiến cho nông dân -
những người cần phải trực tiếp tham gia và thụ hưởng
từ NTM - còn “đứng ngoài cuộc”: Quyền được biết,
được bàn, được tham gia, được quyết định, được giám
sát, được hưởng thụ… chưa được thể hiện một cách
đầy đủ và vô hình chung trở thành “khán giả” trong
tiến trình xây dựng NTM.
Do đó, cần phải có cơ chế phối hợp, kết hợp và
gắn kết trách nhiệm, vai trò, vị trí giữa Nhà nước,
nông dân và các lực lượng xã hội. Đặc biệt, phải
phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo
và sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của người
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến cuối
năm2015, cảnước có56,5%số xãđạt tiêu chí thu
nhập (mức thu nhập bình quân/đầu người vùng
nông thôn là 24,6 triệu đồng/năm, tăng khoảng
1,9 lần so với năm2010); 85,5% số xã đạt tiêu chí
việc làm; tỷ lệhộnghèocảnướcđãgiảmtừ14,2%
năm2010xuốngcòn4,5%theochuẩnnghèogiai
đoạn 2011-2015 (giảmbình quân 2%/năm).
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94
Powered by FlippingBook