86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
các huyện nghèo giảm từ 50,97% cuối năm 2011 xuống
còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014, bình
quân giảm trên 5%/năm.
Một số tồn tại, hạn chế
Đánh giá chung, bên cạnh những thành công đạt
được, có thể nêu lên một số tồn tại, vướng mắc lớn ảnh
hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình xây dựng
NTM hiện nay, đó là:
Thứ nhất,
trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban chỉ
đạo huyện và xã còn yếu do kiêm nhiệm, chưa được
đào tạo bài bản nên lúng túng trong triển khai thực
hiện. Cụ thể, từ việc tuyên truyền vận động nhân dân,
phân công trách nhiệm triển khai các bước công việc
theo nội dung đề án, lập hồ sơ dự án thành phần, lập
kế hoạch huy động nguồn lực, đăng ký nhu cầu vốn
thực hiện đề án và phương pháp tổng hợp báo cáo tiến
độ triển khai thực hiện các dự án…
Thứ hai,
công tác quy hoạch lập kế hoạch tổ chức
đấu giá đất, xử lý đất lấn chiếm, đất xen kẹt, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất trong khu dân cư ở các xã
gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Cán bộ xã còn lúng
túng về việc lập thủ tục hồ sơ trình cấp có thẩm quyền
duyệt; giải quyết, xử lý hồ sơ, thẩm định phê duyệt
tiến độ chậm, kết quả chờ đợi kéo dài; thủ tục thu hồi
đất, tổ chức đấu giá chưa thông thoáng, còn phức tạp.
Thứ ba,
việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn
đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân
dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tư thực hiện các dự án
còn hạn chế; UBND xã chưa có kế hoạch và giải pháp
cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng
dân cư; nguồn vốn của ngân sách xã chủ yếu dựa vào
đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất; vốn lồng ghép của
cấp trên chưa được bố trí kịp thời.
GIẢI QUYẾT NHỮNGTỒNTẠI VÀHẠN CHẾ
TRONG XÂY DỰNGNÔNGTHÔNMỚI
ThS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN
- Học viện Chính tr Quốc gia Hồ Chí Minh
Qua giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ 2010-
2015, nhìn chung bộ mặt nông thôn trên cả nước đã có nhiều khởi sắc. Trong quá trình
này, cần tập trung tháo gỡ những vấn đề tồn tại nhằm tạo bước đột phá trong việc xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.
Những chuyển biến mới
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của
người nông dân; Trong đó, trực tiếp và toàn diện nhất
là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7,
khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong
đó có nhiệm vụ xây dựng NTM. Về mục tiêu cụ thể,
Nghị quyết xác định, đến năm 2020: 50% số xã đạt
chuẩn NTM trên tổng số 9.121 xã của cả nước theo
19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009.
Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh tế và tổ chức sản
xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm hệ
thống chính trị), Chính phủ đã ban hành Quyết định
800 QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, nêu rõ
19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp.
Thực hiện chủ trương trên, phong trào xây dựng
NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả
nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy
được sức mạnh của cả xã hội. Theo Văn phòng điều
phối NTM Trung ương, thực hiện Chương trình xây
dựng NTMđến tháng 11/2015, bình quân trên cả nước,
một số tiêu chí đã đạt kết quả khả quan như 56,5% số
xã đạt tiêu chí thu nhập (mức thu nhập bình quân/đầu
người vùng nông thôn là 24,6 triệu đồng/năm, tăng
khoảng 1,9 lần so với năm 2010); 85,5% số xã đạt tiêu
chí việc làm; tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2%
năm 2010 xuống còn 4,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn
2011-2015 (giảm bình quân 2%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo ở