6
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
Những nỗ lực tạo chuyển biến tích cực
Liên tục trong các năm 2014, 2015, 2016, Chính
phủ đã ban hành 3 Nghị quyết số 19/NQ-CP về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia, với những chỉ tiêu và biện pháp rất cụ thể.
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 đề ra
mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của
nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh
doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đề
ra mục tiêu đến năm 2016 đạt mức trung bình của
ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu. Nhìn lại sau hai năm triển
khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP (năm 2014,
2015), môi trường đầu tư kinh doanh nước ta đã có
bước được cải thiện mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh
được nâng lên và được các tổ chức quốc tế có uy
tín ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh
giá cao. Điều này khẳng định những nỗ lực, quyết
tâm cao của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế ngày canh sâu rộng. Một số bộ, ngành và
địa phương như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP.
Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội và một số địa phương khác
đã tích cực triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nên môi trường đầu tư kinh doanh
được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng.
Với sự quyết tâm cao từ Chính phủ, sự nỗ lực vào
cuộc của các bộ, ngành, địa phương, hàng nghìn thủ
tục hành chính đã được cắt bỏ trong hai năm qua.
Điều này giúp Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp
hạng Môi trường Kinh doanh 2016 do Ngân hàng
Thế giới khảo sát nghiên cứu thực hiện và Việt Nam
cũng đang được kỳ vọng sớm lọt vào nhóm 4 nước
ASEAN dẫn đầu về môi trường kinh doanh. Theo
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện tại
140 nước, Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng
Năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015 – 2016,
tăng 12 bậc trong giai đoạn 2014-2015. Đáng chú ý,
chỉ số cạnh tranh của cơ sở hạ tầng giao thông Việt
Nam tăng tới 9 bậc, từ vị trí thứ 76 trong giai đoạn
2014 – 2015 lên vị trí 67 giai đoạn 2015-2016.
Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam
theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới được cải
thiện, tăng 3 bậc từ vị trí 93 lên vị trí 90. Trong đó,
chỉ số khởi sự DN tăng 7 bậc; tiếp cận tín dụng tăng
8 bậc và nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 4 bậc.
Điều này có được là sự nỗ lực đóng góp không nhỏ
trong cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, Hải quan
của Bộ Tài chính. Theo đánh giá của Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong mấy
năm gần đây, Bộ Tài chính đã có sự đầu tư thay
đổi lớn trong cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, tập
trung hóa toàn bộ ứng dụng, tích hợp từ Tổng cục
đến các Cục thuế, Chi cục thuế địa phương, nhờ đó
có thể theo dõi tất cả các hoạt động, từng nghiệp vụ,
từng giao dịch một. Đối với những DN nộp thuế thì
đến thời điểm này, có thể thực hiện được các thủ tục
đăng ký, kê khai, nộp thuế bằng điện tử.
CẢI THIỆNMÔI TRƯỜNG KINHDOANH:
THÔNGĐIỆPMỚI, QUYẾT TÂMCAO
TS. NGUYỄN THỊ KIM LÝ
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa
quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ
chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia càng có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định cho tăng trưởng bền vững và cạnh
tranh hiệu quả. Đây là nội dung thông điệp được Chính phủ nhấn mạnh và quyết tâm tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay…Điều này đã được
khẳng định cụ thể qua các chương trình hành động trong thời gian qua, đặc biệt là qua Nghị quyết
19/NQ-CP của Chính phủ…
•
Từ khóa: Môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc gia, đổi mới, cải cách, hội nhập.