Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
13
hiện quyết liệt để tạo sự lan tỏa và ngấm rõ nét xuống
cấp cơ sở. Nghị quyết 19/2016/NQ-CP thể hiện quyết
tâm rất lớn của Chính phủ, nhưng việc thực hiện văn
bản này tại cơ sở còn nhiều hạn chế.
“Trong những năm gần đây, những cải cách thủ
tục về thuế, hải quan, vận tải (phí, phụ phí tàu biển),
quản lý lao động... của các cơ quan quản lý nhà nước
đã tác động khá tích cực đối với ngành dệt may…”, ông
Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt
Nam phản ánh và cho biết thêm, bên cạnh những tín
hiệuđángmừngđó, thì thời gianquanvẫn có nhiềuquy
định bất cập, gây khó khăn cho DN liên quan đến kiểm
tra chuyên ngành (kiểm tra hàm lượng formaldehyt);
điều kiện nhập khẩu máy in; quy định tăng lương tối
thiểu cao hơn mức tăng năng suất lao động…
Đại diện Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam phản ánh,
việc thực hiện quy định kiểm dịch thực vật đối với sản
phẩm bông nhập khẩu (lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đảm trách) theo quy định hiện
hành còn mất nhiều thời gian, tốn chi phí cho DN...
Từ tiếng nói của nhà quản lý ở cấp cơ sở, ông
Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, tuy đã có nhiều
cố gắng, nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa như kỳ
vọng là tạo ra được đột phá trong cải cách môi trường
kinh doanh. Do đó, tới đây TP. Hồ Chí Minh xác định
phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện Nghị quyết
19/2016/NQ-CP đạt hiệu quả cao theo hướng sẽ phân
công cụ thể nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của
các sở, ngành, quận, huyện để cải thiện các chỉ số về
tính minh bạch, gia nhập thị trường, tính năng động
Cải cách đang lan tỏa sâu rộng
“Trong ba năm liên tiếp gần đây, Chính phủ đã 3
lần ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP, qua đó chúng ta
thu được nhiều kinh nghiệm, tạo nhiều chuyển biến
trong môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch,
thông thoáng... Nhìn chung bên cạnh sự tích cực vào
cuộc có hiệu quả của Bộ Tài chính (hiện đại hóa và cải
cách thủ tục hành chính Thuế, Hải quan) thì các bộ,
ngành chưa tích cực triển khai các nội dung cải cách
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Do vậy, để tạo
sự chuyển biến sâu rộng trong cải thiện môi trường
kinh doanh, phải theo đến cùng vấn đề, truy đến cùng
trách nhiệm…”, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
khẳng định như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị quyết
19/2016/NQ-CP của Chính phủ, do Văn phòng Chính
phủ phối hợp với CIEM tổ chức mới đây.
Ngoài Nghị quyết 19/2016/NQ-CP, việc Chính phủ
ban hànhNghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020, với nhiều nội
dung mang tính đột phát, đã thể hiện sự quyết liệt
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong thúc
đẩy mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh; xây
dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân, DN
sản xuất, kinh doanh. Với sự quyết liệt này, DN, người
dân đang kỳ vọng tinh thần cải cách mạnh mẽ này sẽ
sớm “thấm” xuống các bộ ngành, địa phương rồi lan
tỏa sâu rộng ra toàn quốc.
Tuy nhiên, theo cảm nhận của cộng đồng DN, các
nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh cần được thực
CẢI THIỆNMÔI TRƯỜNG KINHDOANH:
TƯDUY ĐỘT PHÁ, HÀNHĐỘNGQUYẾT LIỆT
ThS. ĐÀO DUY HÀ
- Học viện Ngân hàng
Không chỉ thể hiện tư duy đột phá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo thực thi các bước
đi quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo mục tiêu: Đến năm 2017 đạt mức trung
bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng
cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); đến năm 2020, môi trường kinh doanh
và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc
tế, như đã được đề ra tại Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 -
2017, định hướng đến năm 2020.
Từ khóa: Môi trường kinh doanh, cải cách, hành chính, cạnh tranh, năng lực
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...106
Powered by FlippingBook