TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
7
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực
trên, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan và địa phương chưa
tích cực triển khai và thực hiện nghiêm chế độ báo
cáo định kỳ về kết quả thực thi (năm 2015 chỉ có 10
bộ, cơ quan và 15 tỉnh, thành phố thực hiện chế độ
báo cáo theo quy định). Người đứng đầu một số bộ,
ngành và địa phương còn chưa nắm được cụ thể mục
tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 19/NQ-CP
nên chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát; thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp,
phiền hà. Do đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của
nước ta tuy có được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp
cả về thứ hạng và điểm số so với yêu cầu đặt ra. Một
số chỉ tiêu chưa đạt được mức cải thiện theo yêu cầu
của Nghị quyết như: Cấp phép xây dựng, Đăng ký
sở hữu và sử dụng tài sản, Giao dịch thương mại qua
biên giới, Giải quyết phá sản DN... thấp khá xa so với
trung bình của các nước ASEAN 6 và ASEAN 4. Một
bộ phận DN vẫn còn phải chịu những loại chi phí
không kiểm soát được như chi phí bôi trơn chiếm tới
0,72-1% lợi nhuận… Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bảo
hiểm cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại trong thủ tục
và mất nhiều thời gian, chi phí đi lại… cho DN.
So với các quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á,
khoảng cách giữa các chỉ số về năng lực cạnh tranh
của Việt Nam vẫn còn khá xa. Thậm chí, vẫn còn
một số lĩnh vực không có sự cải thiện hoặc giảm bậc.
Chẳng hạn, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép
xây dựng kéo dài thêm 52 ngày; đăng ký sở hữu tài
sản thêm 1 thủ tục, điểm số về chất lượng thủ tục
hành chính đất đai ở dưới mức trung bình...
Thông điệp mới, quyết tâm cao
Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới được Chính
phủ xác định là phấn đấu cải thiện cả về điểm số
và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh. Với
3 mục tiêu chính là môi trường kinh doanh đạt tối
thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN-4;
Đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước
ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh,
thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá
của Diễn đàn kinh tế Thế giới); mục tiêu đến năm
Bên cạnh những nỗ lực trên, nhằm góp phần đẩy
mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian
qua Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với
các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, với
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Diễn
đàn DN Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các Hiệp
hội, cộng đồng DN thu thập, tìm hiểu những khó
khăn, vướng mắc của DN, đề xuất, xây dựng, triển
khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, biện pháp
hỗ trợ. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ,
trình Quốc hội quyết định thông qua nhiều đề án lớn
như Luật Hải quan; Sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu
nhập DN; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá
trị gia tăng; Luật Thuế tài nguyên; Luật Quản lý thuế;
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trình Chính
phủ ban hành một số Nghị định về thuế. Đồng thời,
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung
07 Thông tư về thuế và ban hành nhiều Thông tư
khác hướng dẫn thực hiện các Luật và Nghị định về
thuế, cũng như sửa đổi các quy định, hướng dẫn thực
hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phù
hợp với thực tế hoạt động của DN; Phối hợp cùng các
cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, đề xuất với
Chính phủ, với Quốc hội triển khai thực hiện nhiều
giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh.
Kết quả, đến nay đã giảm được hơn 420 giờ/năm
thời gian khai nộp thuế của DN; thời gian thực hiện
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được giảm từ
21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13
ngày đối với nhập khẩu. Đồng thời rà soát, chuẩn
hóa 70 quy trình, quy chế, cắt giảm 63 thủ tục và
đơn giản hóa 50 thủ tục về thuế nội địa; ban hành
mới 23 thủ tục, thay thế 128 thủ tục, bãi bỏ 84 thủ
tục, đề xuất phương án đơn giản hóa 11 thủ tục
trong lĩnh vực hải quan; kê khai thuế qua mạng đối
với khoảng 99% số DN thuộc diện quản lý thuế nội
địa và trên 90% số DN đã đăng ký nộp thuế điện
tử với cơ quan thuế; triển khai hải quan điện tử tại
100% cục và chi cục hải quan địa phương.
Ngoài ra, một số chính sách tài chính đất đai
và các chính sách tài chính khác như thực hiện tái
cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu DN; tái cấu trúc thị
trường tài chính; quản lý thị trưởng, giá cả, góp
phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi
mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
và các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản
xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm cũng được Bộ
Tài chính triển khai, thực hiện hiệu quả trong thời
gian vừa qua. Kết quả này góp phần quan trọng vào
cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia.
Theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
thực hiện tại 140 nước, Việt Nam đứng thứ 56
trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn
cầu giai đoạn 2015 – 2016, tăng 12 bậc trong
giai đoạn 2014-2015. Đáng chú ý, chỉ số cạnh
tranh của cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam
tăng tới 9 bậc, từ vị trí thứ 76 trong giai đoạn
2014 – 2015 lên vị trí 67 giai đoạn 2015-2016.