Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 12

14
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
giám sát của Chính phủ và tổng hợp báo cáo Chính
phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý, đồng
thời mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính
sách của DN và người dân tại Cổng Thông tin điện
tử Chính phủ. Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ
về Chính phủ điện tử cũng giao Văn phòng Chính
phủ thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân
tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật… Cũng liên quan đến công tác
kiểm tra, giám sát, hàng quý Ban Chỉ đạo Đổi mới và
Phát triển DN sẽ giao ban về tình hình triển khai Nghị
quyết 35/2016/NQ-CP và Nghị quyết 19/2016.
Liên quan đến hướng giải quyết các vướngmắc, khó
khăn mà cộng đồng DN nêu ra như trên, quan điểm
nhất quán của Chính phủ: coi DN là động lực phát
triển kinh tế; Chính phủ cam kết bảo vệ môi trường an
toàn, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ camkết đồng hành cùng DN, sẵn sàng cùng
các bộ, ngành lắng nghe ý kiến DN, giải quyết các khó
khăn vướng mắc, các hiệp hội, để tạo thuận lợi, hỗ trợ
và phát triển DN, làm cho môi trường kinh doanh thực
sự thuận lợi và an toàn. Với các văn bản quy phạm
pháp luật của bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh ban
hành sai với luật hoặc trái với quy định của văn bản cấp
cao hơn, thì có một giải pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn
so là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thực thi,
bãi bỏ các văn bản này.
Đặc biệt, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
5 vừa qua, Chính phủ đã dành hẳn một ngày để thảo
luận về công tác xây dựng thể chế, trong đó có trọng
tâm là kiểm điểm việc ban hành các văn bản hướng
dẫn để đưa các nội dung cải cách của Luật DN, Luật
Đầu tư vào cuộc sống, đồng thời nội dung này được
các thành viên Chính phủ thảo luận trước khi bàn thảo
các vấn đề kinh tế-xã hội. Động thái này thêm minh
chứng cho sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trong khẩn trương đưa các nội dung cải
cách về cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
vào cuộc sống. Qua đó, hỗ trợ DN giảm tối đa chi phí,
thời gian tuân thủ trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh, từ đó thực sự tạo ra “cú hích” cho phát
triển DN trong thời gian tới nhằmmở thêmdư địa cho
thu ngân sách, đồng thời ngày càng có đóng góp quan
trọng hơn cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong giai
đoạn tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường kỳ Chính phủ tháng 5/2016;
2. Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ;
3. Trang điện tử: Chinhphu.vn; VCCI.com.vn; Mof.gov.vn…
của lãnh đạo, tiếp cận đất đai... Cùng với đó là tập
trung cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước; xã
hội hóa các dịch vụ công... đồng thời, đề nghị các bộ,
ngành phối hợp với địa phương giải quyết kịp thời
những vướng mắc của DN mà địa phương đề xuất…
nhằm phục vụ người dân, DN tốt nhất.
Tăng cường giám sát đảmbảo tính thực thi cao
Để khắc phục những hạn chế trên, đưa các nội
dung cải cách của Nghị quyết 19/2016/NQ-CP “ngấm”
xuống các cấp cơ sở, các chuyên gia cho rằng ngoài
tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho
DN; tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý
liên quan đến DN, Liên đoàn kiến nghị Chính phủ
cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP tại các bộ, ngành, địa
phương; khắc phục điểm yếu trong việc phối hợp thực
hiện nhiệm vụ giữa các cấp này...
Nhấn mạnh khâu giám sát các bộ, ngành, địa
phương trong triển khai thực hiện Nghị quyết 19/
NQ-CP có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các nỗ lực cải
thiện môi trường kinh doanh sớm đi vào cuộc sống,
TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Đổi
mới và Phát triển DN khẳng định, việc giám sát này
sẽ được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên. Muốn tăng
cường giám sát để thúc đẩy công khai, minh bạch, thì
công cụ cực kỳ quan trọng là xây dựng Chính phủ
điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ
về Chính phủ điện tử. Nếu không sẽ không bao giờ
có công cụ để người dân và DN giám sát. Nếu không
có giám sát thì bao giờ cũng có tiêu cực, nhũng nhiễu.
Cùng với đó, Nghị quyết 35/2015/NQ-CP của Chính
phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phươngmởmột chuyên
mục về hỗ trợ phát triển DN trên trang thông tin điện
tử, công khai kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại
của DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn
vị mình, nếu không giải quyết thì phải nói rõ tại sao.
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP đã giao nhiệm vụ cụ
thể hơn cho Văn phòng Chính phủ là chủ trì phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Đoàn kiểm tra,
Chính phủ cam kết đồng hành cùng DN, sẵn
sàng cùng các bộ, ngành lắng nghe ý kiến DN,
giải quyết các khó khăn vướng mắc, các hiệp
hội, để tạo thuận lợi, hỗ trợ và phát triển DN,
làm cho môi trường kinh doanh thực sự thuận
lợi và an toàn.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...106
Powered by FlippingBook