Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
15
Từ những thách thức đặt ra với doanh nghiệp
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), trong 15 năm qua cả nước có khoảng
941.000 doanh nghiệp (DN) được đăng ký thành lập.
Nhưng đến cuối 2015, chỉ còn lại khoảng 513.000 DN
còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 DN ngừng hoạt
động hoặc giải thể vì nhiều lý do khác nhau (chiếm
45,5%)…
Với trên 500 nghìn DN hoạt động nhưng trong
số đó chiếm đến 97% là DN vừa và nhỏ có số lượng
lao động, vốn, giá trị lợi nhuận thu được rất nhỏ. Đa
số DN này không có chiến lược đầu tư bài bản, công
nghệ cũng là con số không, thiếu vốn đầu tư sản xuất
kinh doanh. Trong 5 năm qua, số lượng DN giải thể
và cả thành lập mới đều rất lớn. Mỗi năm, số lượng
DN bổ sung thêm khoảng 17.000 DN và có khoảng
10.000 DN giải thể.
Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016 có
34.721 DN thành lập mới với số vốn đăng ký 248.244
tỷ đồng, bình quân khoảng 7,1 tỷ đồng/DN; Có 11.311
DN đã hoạt động trở lại sau một thời gian tạm ngừng
do gặp khó khăn. Tuy nhiên, cũng trong 4 tháng đầu
năm có 9.450 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,
tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước; Có 15.685 DN
tạm ngừng hoạt động (không đăng ký hoặc chờ giải
thể), tăng 27,4%, trong đó trên 92% là các DN có quy
mô nhỏ (vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng); Có 3.759 DN
hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,7% so với cùng kỳ
năm trước.
Dẫu biết rằng, việc DN ngừng hoạt động hay
giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh khốc liệt, song điều đáng nói là khoảng
một nửa số DN ngừng hoạt động hoặc giải thể trong
những năm qua, nhất là trong 3 năm gần đây số DN
giải thể có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, số DN còn
đang hoạt động đến cuối năm 2015, chỉ 42% số đó có
lãi. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh DN còn
thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó
khăn. Đây là điều không bình thường trong một nền
kinh tế thị trường còn non trẻ, hội nhập và đang có
nhiều cơ hội kinh doanh như ở Việt Nam.
Ngoài ra, VCCI cũng cho rằng, hiện các chi phí
vốn của DN còn lớn. DN Việt Nam đang phải vay
ngân hàng với mức lãi suất bình quân 8,5%/năm,
trong khi lạm phát 1,84% năm 2014 và 0,6% năm
2015. Như vậy, lãi suất thực mà DN đang phải chịu
đựng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực
như: Philippines là 2,2%/năm, Malaysia là 2,1%/
năm. Bên cạnh đó, DN cũng đang bị “bao vây” bởi
rất nhiều giấy phép con. Thống kê từ VCCI cho thấy,
số lượng giấy phép con đã lên tới con số 7.000, trong
số đó có đến một nửa là không còn hợp lý, tạo gánh
nặng cho DN. Ngoài những điều kiện kinh doanh
được quy định bằng những thông tư trước đây, thì
một số bộ, ngành vẫn “phớt lờ” coi như không có
Luật DN, Luật Đầu tư và tiếp tục ban hành những
giấy phép con. Đây chính là một trong những điểm
khiến môi trường kinh doanh Việt Nam trở nên
không những chưa thuận lợi, kém thân thiện mà
còn thiếu an toàn. Đồng thuận với thống kê của
VCCI về thực trạng giấy phép con, Cục Phát triển
DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi rà soát lại
ĐỘT PHÁMỚI TRONGTƯDUY
ĐỂ HỖTRỢDOANHNGHIỆP PHÁT TRIỂN
TS. PHẠM THỊ VÂN ANH
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là một bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, có tính quyết định trong việc
giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cũng như biến đổi các vấn đề đời sống xã hội. Để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao thì
quy mô GDP của năm sau phải cao hơn năm trước. Một trong những yếu tố chính làm tăng quy mô
GDP phải kể đến là tăng quy mô doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Xác định rõ vai trò
của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển…
Từ khóa: Doanh nghiệp, phát triển, tăng trưởng, đầu tư
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...106
Powered by FlippingBook