Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 8

10
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
thiện rõ rệt, dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Nguyên
nhân trước hết là do chưa có nhận thức đầy đủ về
vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong
những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong phát
triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Đổi
mới, hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh
tranh còn hạn chế. Cơ chế thực thi và phối kết hợp
trong tổ chức quán triệt, thực hiện các chủ trương,
chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh còn đạt hiệu quả
thấp. Cụ thể:
Thứ nhất, pháp luật trong kinh doanh:
Thực thi
pháp luật về kinh doanh còn thiếu tính ổn định,
minh bạch, không dễ dự báo cả trong nội dung và
cách thức thực thi, tạo ra gánh nặng trong thực
thi đối với các chủ thể kinh tế. Các quy định pháp
luật cạnh tranh, quá trình thực thi pháp luật về
cạnh tranh, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ
quan cạnh tranh còn hạn chế. Hoạt động cải cách
tư pháp còn thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp luật
dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, tố tụng tư
pháp, tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp
chậm hoàn thiện. Chất lượng công tác tư pháp
chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình tham nhũng có
diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, phạm vi,
lĩnh vực tham nhũng ngày càng rộng. Tồn tại
tình trạng chồng chéo, không phân định rõ trách
nhiệm trong các vấn đề có tính liên ngành, liên
lĩnh vực; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; công
tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ còn
hạn chế; quản lý hành chính chưa thông suốt từ
Trung ương đến cơ sở…
Thứ hai,
ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc:
cấu kinh tế bất hợp lý, áp lực chi ngân sách nhà
nước lớn, các cân đối lớn chưa bền vững, chi cho
đầu tư phát triển chưa được đảm bảo, mô hình
tăng trưởng chủ yếu dựa vào chiều rộng, năng
suất lao động thấp, đóng góp của các yếu tố tổng
hợp trong mô hình tăng trưởng chưa được cải
thiện và nâng cao. Năng lực đổi mới sáng tạo thấp,
cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo
còn hạn chế mối liên kết. Thực trạng phát triển,
số lượng, chất lượng và hiệu quả của các DN còn
thấp. Sự tham gia của các DN vào chuỗi giá trị
toàn cầu hạn chế...
Thứ ba,
hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực và
thị trường của DN, đặc biệt là thị trường lao động
và nguồn nhân lực, trong y tế và giáo dục, trong tiếp
cận tín dụng, trong tiếp cận đất đai, trong tiếp cận
khoa học công nghệ. Các hạn chế nổi bật là trong
của Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ
đạt mức điểm trên trung bình (62,1/100). Các lĩnh
vực đánh giá kém thuận lợi và có điểm trung
bình và dưới trung bình: Nộp thuế (168/189); Bảo
vệ quyền lợi nhà đầu tư (122/189); Giải thể DN
(123/189); Tiếp cận điện năng (108/189) và Khởi
sự kinh doanh (119/189). So với mức trung bình
của các nước trong khu vực ASEAN-6 cũng như
10 nền kinh tế thuận lợi nhất cho kinh doanh trên
thế giới, hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều thấp
hơn đáng kể.
Thứ hai, về năng lực cạnh tranh toàn cầu:
Mặc dù,
năng lực cạnh tranh toàn cầu trong tương quan
của 140 nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt
Nam có thay đổi và đã được cải thiện nhưng vẫn
ở mức hạn chế. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh
toàn cầu, năm 2015, Việt Nam có thứ hạng 56/140
nền kinh tế, đạt 4,3/7 điểm, tăng 12 bậc so với năm
2014 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2015. Các lĩnh vực Việt Nam có thứ
hạng thấp ở nửa cuối, trung bình và dưới trung
bình gồm: Thể chế (85/140); Phát triển thị trường
tài chính (84/140); Đào tạo và giáo dục sau tiểu
học (95/140); Cơ sở hạ tầng (76/140); Trình độ kinh
doanh (100/140); Sẵn sàng công nghệ (92/140); Đổi
mới sáng tạo (73/140).
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016
đã chỉ ra 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn
nhất đối với Việt Nam: (i) “Tiếp cận tài chính”; (ii)
“Chính sách không ổn định”; (iii) “Lao động qua
đào tạo không đủ”; (iv) “Kỷ luật lao động kém”;
(v) “Tham nhũng”. Bên cạnh đó, sự cải thiện năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2014
cho thấy, có sự tiến bộ đáng kể nhưng còn thiếu bền
vững. Các lĩnh vực có cải thiện rõ nét là: “chi phí gia
nhập thị trường”, “tính minh bạch”, “dịch vụ hỗ trợ
DN”, “đào tạo lao động” và “chi phí thời gian”. Các
lĩnh vực không được cải thiện hoặc có chiều hướng
đi xuống, đó là: ”chi phí không chính thức”, “tính
năng động của chính quyền”, “tiếp cận đất đai” và
“cạnh tranh bình đẳng”.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực về cải
thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, thực tế
vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều lĩnh vực chưa được cải
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-
2016 đã chỉ ra 5 nhóm vấn đề được coi là trở
ngại lớn nhất đối với Việt Nam: (i) “Tiếp cận
tài chính”; (ii) “Chính sách không ổn định”; (iii)
“Lao động qua đào tạo không đủ”; (iv) “Kỷ luật
lao động kém”; (v) “Tham nhũng”.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...106
Powered by FlippingBook