TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
9
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết
số 19/2015/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm
2015-2016, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện,
giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh
bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành
chính nhà nước.
Ngày 28/4/2016, Chính phủ tiếp tục ban hành
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP đề ra những mục tiêu
và chỉ tiêu cụ thể trong cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghị quyết
19/2016/NQ-CP nêu rõ các trách nhiệm nhiệm vụ cụ
thể của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực
hiện nghị quyết này. Tiếp ngay sau đó, Chính phủ
ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ phát triển
DN đến năm 2020, nhằm nâng cao sức cạnh tranh
và tính tự chủ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như
các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
trong thời gian qua tuy có một số chuyển biến tích
cực nhưng còn chưa tạo ra những đột phá thực sự ở
các lĩnh vực. Cụ thể:
Thứ nhất, về môi trường kinh doanh:
Theo báo
cáo Kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế
giới (WB), mức độ thuận lợi đối với kinh doanh
Thực trạng môi trường kinh doanh, năng lực
cạnh tranh quốc gia của Việt Nam
Sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và vai trò của
Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được
nâng cao. Kết quả đó có được một phần do chủ
trương của Đảng đã chú trọng đúng mức trong
cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, cụ thể: Nghị quyết
số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001
về hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 48 –
NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020; Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 2/6/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020…
Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc tạo dựng
hàng loạt cơ chế chính sách của Nhà nước trong
việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia như Quốc hội ban
hành Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp (DN),
Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Đấu
thầu 2013… Chính phủ và các bộ đã ban hành các
nghị định, thông tư hướng dẫn các Luật do Quốc
hội ban hành; Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính
phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011- 2020; Nghị quyết 19/2014/
NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
MÔITRƯỜNGKINHDOANH,NĂNGLỰCCẠNHTRANHVIỆTNAM:
THỰC TRẠNGVÀ ĐỀ XUẤT
TS. HOÀNG XUÂN HÒA, PGS., TS. PHẠM THỊ HỒNG YẾN
- Ban Kinh tế Trung ương
Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải thiện môi trường kinh doanh nhưng năng
lực cạnh tranh quốc gia của nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng vẫn ở mức thấp
hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là do nhiều bộ, cơ quan, địa phương,
doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng... bài viết đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hướng tạo
động lực phát triển mạnh mẽ cho các loại hình doanh nghiệp, đổi mới và sáng tạo.
•
Từ khóa: Môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế, chính sách