TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
11
thực hiện cam kết quốc tế ở các lĩnh vực thương
mại phi truyền thống gắn với vai trò của thị trường
các yếu tố sản xuất, các yếu tố trực tiếp gắn với hoạt
động kinh doanh đầu tư; hình thành và phát triển
thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất
như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học và
công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ…
(iii) Thách thức đến từ các vấn đề liên quan tới
phát triển bền vững về môi trường, xã hội và kinh
tế như bảo vệ môi trường, ứng phó và thích nghi
với biến đổi khí hậu, vấn đề bảo vệ, duy trì và khai
thác tài nguyên nước, môi trường biển đảo… Đây
là những thách thức của thực tiễn và hội nhập phát
triển bền vững của lĩnh vực xã hội, con người ở góc
độ y tế, giáo dục, văn hóa…
Để giải quyết những hạn chế, yếu kém nội tại của
nền kinh tế, chúng ta cần tập trung vào khắc phục
toàn diện các hạn chế và đối diện trực tiếp với các
thách thức đặt ra thông qua tập trung cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia giai đoạn 2016-2020, cụ thể:
Một là,
tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối
chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế;
tập trung khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế
các thách thức, mang lại kết quả cao nhất trong
quá trình hội nhập. Tham gia và khai thác có hiệu
quả lợi ích kinh tế trong việc tham gia các FTA
song phương và đa phương, nhất là TPP; tránh
phụ thuộc vào một thị trường, đối tác cụ thể; kết
hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực; chủ động hội
nhập quốc tế gắn kết với xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ.
Hai là,
rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả
các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là TPP,
Hiệp định Việt Nam - EU để nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Hoàn thiện thể chế kinh tế
để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu
tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương
mại, đầu tư quốc tế. Trong thiết kế và vận hành
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ 3 bộ phận
cấu thành của thể chế kinh tế có quan hệ hữu cơ,
đó là: (1) Hệ thống pháp luật, quy tắc, chuẩn mực
xã hội điều chỉnh hành vi và giao dịch kinh tế;
(2) Các thể chế về chủ thể và các yếu tố, các loại
thị trường trong nền kinh tế; (3) Cơ chế thực thi,
kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và xử lý vi phạm
trong nền kinh tế. Vận hành thông suốt các yếu
tố thị trường (giá, phí, cạnh tranh và kiểm soát
độc quyền trong kinh doanh) và phát triển đồng
bộ các loại thị trường, nhất là thị trường hàng
năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng, trong tiếp cận
thị trường đầu ra; trong tiếp cận thị trường nước
ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế...
Có nhiều nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế trên, nhưng chủ yếu là do chúng ta chưa nhận
thức đầy đủ về vai trò của việc cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết
định trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ
hội nhập quốc tế.
Nhận thức về vai trò của Nhà nước và thị trường
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chưa rõ. Cơ chế thực thi và phối kết hợp trong
tổ chức quán triệt, thực hiện các chủ trương, chính
sách về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh còn đạt hiệu quả thấp. Cùng
với đó, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, rút
kinh nghiệm; năng lực phân tích, dự báo và điều
chỉnh chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa
tập trung và huy động được nguồn lực và có cơ chế,
chính sách phù hợp để hiện thực hóa được các chủ
trương, chính sách nhất là trong việc đổi mới mô
hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và
công nghệ, phát triển các loại hình DN, nâng cao
năng lực đổi mới và sáng tạo, tăng cường quản trị
hiện đại và chuyên nghiệp.
Kiến nghị, đề xuất
Giai đoạn 2016 - 2020 có ý nghĩa rất quan trọng
và then chốt đối với tiến trình hội nhập quốc tế và
phát triển kinh tế - xã hội nước ta sau khi Việt Nam
ký kết và sẽ đi vào triển khai thực hiện các hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác
lớn hàng đầu thế giới, nhất là Hiệp định Đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), hoàn tất việc triển
khai các cam kết kinh tế trong khuôn khổ Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và tham gia Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) cũng như triển khai và thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Trong
giai đoạn này, Việt Nam đứng trước một số những
thách thức lớn, có thể kể đến như sau:
(i) Việc phải thực thi chuẩn mực của những lĩnh
vực cam kết quốc tế lần đầu phải tuân thủ, gắn với
vai trò của Nhà nước như mua sắm công, DNNN,
hay đáp ứng yêu cầu mang tính chuẩn mực về tính
nhất quán, minh bạch và dễ dự báo của chính sách
và các quy định pháp luật. Các quy định này trực
tiếp liên quan tới cách hành xử của Nhà nước, đòi
hỏi phải phân định rõ vai trò của Nhà nước và thị
trường, cũng như những giới hạn mà Nhà nước có
thể can thiệp và điều tiết vào thị trường.
(ii) Việc đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực khi