12
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
hiệu quả sử dụng các nguồn lực để đẩy nhanh
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng,
thông tin; quy hoạch phát triển các vùng nguyên
liệu có chất lượng, hiệu quả cao, dựa trên lợi thế
cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực,
tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, kể cả
DNNN, tư nhân và DN đầu tư nước ngoài, nhất là
năng lực quản trị DN hiện đại, năng lực tiếp cận
thị trường đầu vào - đầu ra, năng lực công nghệ
và chất lượng nguồn nhân lực của DN để tham gia
vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá
trị toàn cầu. Sớm ban hành quy định chính thức
về bộ chỉ số hội nhập kinh tế phù hợp với chuẩn
mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam; xây dựng
và triển khai lộ trình đuổi kịp mức trung bình của
các nước ASEAN-6, ASEAN-4 về các tiêu chí năng
lực cạnh tranh.
Sáu là,
đẩy mạnh hợp tác và kết nối thị trường
giữa các ngành kinh tế, chủ thể kinh tế, không gian
kinh tế; phát huy tối đa lợi thế so sánh của các địa
phương và các vùng kinh tế; tiếp tục hoàn thiện bộ
chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã
hội cấp tỉnh và hướng dẫn áp dụng để có khung
khổ đánh giá, so sánh giữa các địa phương, tích cực
sử dụng các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh để
nâng cao năng lực quản trị bộ máy hành chính nhà
nước tại cơ sở.
Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh
về địa chính trị, địa kinh tế của quốc gia thông qua
tăng cường kết nối khu vực, nhất là tập trung triển
khai các giải pháp trọng tâm của kết nối khu vực,
bao gồm tập trung kết nối thể chế, kết nối cơ sở hạ
tầng và kết nối con người; Coi kết nối khu vực là
một nội hàm then chốt trong tiến trình đổi mới sâu
rộng và hội nhập quốc tế toàn diện; triển khai kết
nối khu vực gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu tổng thể
nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; kết hợp
chặt chẽ giữa các mục tiêu, chính sách kinh tế với
chính sách xã hội; Xây dựng kế hoạch, triển khai
hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp
quốc về phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Kinh tế Trung ương (26/3/2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia và đổi mới phát triển DN, Tài liệu Hội thảo;
2. Báo Diễn đàn DN, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới phát
triển DN
-
canh-tranh-quoc-gia-va-doi-moi-phat-trien-doanh-nghiep.html;
3.
-
gia-post621666.html.
hóa - dịch vụ, tài chính, lao động, bất động sản
và khoa học công nghệ.
Ba là,
tăng cường công khai, minh bạch và hiệu lực
của hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường
kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, nhất là
hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Hoàn thiện,
triển khai hiệu quả chính sách khởi sự DN, chính sách
khởi nghiệp quốc gia trong toàn bộ nền kinh tế. Đẩy
mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt về đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, xuất nhập
khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc
tế. Tiếp tục cải cách tư pháp; rà soát, đàm phán để
sửa đổi các điều ước quốc tế song phương về tương
trợ tư pháp; hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư
pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.
Bốn là,
tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh
đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu tổng
thể nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động quốc
gia và đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp
vào mô hình tăng trưởng theo hướng thúc đẩy ứng
dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây
dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi tốt nhất cho
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển,
phục vụ thị trường. Đặt DN vào trung tâm của hệ
thống đổi mới sáng tạo; tăng cường công tác nghiên
cứu và phát triển trong DN. Để cải thiện các chỉ số
cạnh tranh về 3 đột phá chiến lược, cần xây dựng
lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết
cấu hạ tầng đạt và vượt mức trung bình của nhóm
nước hàng đầu trong ASEAN; ban hành thống nhất
chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phù hợp với
thông lệ thống kê quốc tế, góp phần đánh giá đầy
đủ chất lượng lao động trước xu hướng dịch chuyển
lao động tự do nội khối theo quy định của Cộng
đồng ASEAN.
Năm là,
nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba
cấp độ: quốc gia, DN và sản phẩm. Phấn đấu xây
dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia có uy tín
quốc tế; huy động mọi nguồn lực và nâng cao
Theo báo cáo Kinh doanh năm 2016 của Ngân
hàng Thế giới, mức độ thuận lợi đối với kinh
doanhcủaViệtNamđứngthứ90/189 nềnkinhtế,
chỉ đạt mức điểm trên trung bình (62,1/100). Các
lĩnh vực đánhgiá kémthuận lợi và cóđiểmtrung
bình và dưới trung bình: Nộp thuế (168/189);
Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (122/189); Giải thể
DN (123/189); Tiếp cận điện năng (108/189) và
Khởi sự kinh doanh (119/189).