Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 14

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
về chất lượng cho ngư dân, tránh tình trạng doanh
nghiệp ép giá và làm trọng tài cho hai bên khi giá cả
thủy sản trên thị trường thế giới thay đổi.
-
Chính quyền các tỉnh, thành phố cần có chính
sách liên kết với nhau để phát triển, phát huy thế
mạnh của từng địa phương.
- Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, Nhà nước đóng vai
trò hết sức quan trọng. Do đó, Nhà nước cần thiết lập
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kiện toàn hành lang
pháp lý cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản.
Đồng thời, quy hoạch một cách cụ thể về định hướng
phát triển ngành Thủy sản giao trách nhiệm cho
Tổng cục thủy sản làm đầu mối chính thực hiện. Bên
cạnh đó, thực hiện nghiêm túc luật pháp về hợp đồng
kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản, đặc biệt
là đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không hình
sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng vẫn phải thực hiện
nghiêm túc luật pháp vì đây là cơ sở quan trọng nhất
đảm bảo hài hòa các lợi ích, đặc biệt lợi ích người tiêu
dùng trong và ngoài nước.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản cũng rất cần sự
hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách hỗ
trợ ngư dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ; về vốn, thông tin thị trường, giải
quyết tranh chấp quốc tế….
Năm là,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Không nên coi việc quản lý chất lượng thủy sản
chỉ là trách nhiệm của ngành Thủy sản mà còn là
trách nhiệm của chính quyền, đặc biệt chính quyền
địa phương các cấp. Các cơ quan chức năng cần
thường xuyên thanh tra, kiểm tra từ việc thực hiện
quy hoạch, quy trình nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản
thủy sản… đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thực
hiện hợp đồng kinh tế…; thường xuyên thanh tra,
kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước cấp dưới
và công khai hoạt động của mình trong quá trình
triển khai chính sách hỗ trợ.
Hội nhập quốc tế đang mở ra những cơ hội lớn cho
kinh tế Việt Nam nói chung, xuất khẩu thủy sản nói
riêng. Nếu không sớm đổi mới tư duy trong sản xuất
kinh doanh, nguy cơ thua trên sân nhà sẽ là rất lớn.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngành Thủy sản tổng kết công tác năm 2015;
2. Niên giám thống kê năm 2014, NXB Thống kê, năm 2015;
3. Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2015-2016 – Việt Nam và thế giới;
4.
;
5. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam:
/
OneContent/tong-quan-nganh.htm.
giá thành sản phẩm. Các Viện nghiên cứu thức ăn
chăn nuôi và Hiệp hội nuôi trồng thủy sản phải là
những chủ thể chính giải quyết vấn đề này.
Xuất khẩu thủy sản, công nghiệp chế biến thủy
sản Việt Nam cần triển khai theo chuẩn quốc tế, có
như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Theo đó, Nhà nước cũng chỉ nên cấp phép đầu tư
xây dựng mới những cơ sở chế biến thủy sản hiện
đại, cung ứng sản phẩm chất lượng cao. Hiện nay,
các cơ sở chế biến thủy sản đã dư thừa khoảng 40%
công suất, nên các cơ sở chế biến thủy sản quy mô
nhỏ, công nghệ lạc hậu cần được sắp xếp lại, đầu
tư hiện đại hóa.
Việc đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến trong
chế biến để nâng cao năng suất lao động và áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP… tại các nhà
máy chế biến thuỷ sản cũng cần được quan tâm.
Ba là,
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể
trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ thủy sản. Hiện
nay, các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất và tiêu
thụ thủy sản mới chỉ quan tâm đến lợi ích của mình
là chưa đủ. Để phát triển ngành Thủy sản, mỗi chủ
thể tham gia còn phải quan tâm đến lợi ích của các
chủ thể khác (Cũng vì lợi ích của chính họ). Cụ thể:
- Quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động
sản xuất và tiêu thụ thủy sản cần dựa trên các hợp
đồng kinh tế. Những chủ thể vi phạm hợp đồng
cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của
pháp luật.
-
Chính quyền các địa phương (đặc biệt các địa
phương có biển) phải coi sự gắn kết giữa các chủ thể
tham gia hoạt động sản xuất và tiêu thụ thủy sản
là lợi ích của chính mình. Muốn vậy, họ phải hiểu
được tâm tư, nguyện vọng của các chủ thể tham gia
hoạt động sản xuất và tiêu thụ thủy sản và có khả
năng dàn xếp, thuyết phục khi có bất đồng xảy ra.
Đảm bảo hài hòa các lợi ích trước hết cần phải đặc
biệt quan tâm đến quan hệ lợi ích giữa ngư dân và
các nhà doanh nghiệp.
-
Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu bao mua toàn bộ thủy sản đáp ứng yêu cầu
Để ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường thế
giới về số lượng và chất lượng thủy sản, cần
khuyến khích, tạo điều kiện nuôi trồng thủy
sản quy mô lớn. Trước mắt, cần khuyến khích
sự liên kết trong nuôi trồng thủy sản giữa các
hộ gia đình; giữa doanh nghiệp và hộ gia đình.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...135
Powered by FlippingBook