TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
63
cải hoán tàu cá vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới (composite) và
vỏ thép; Đối tượng, mức chi, điều kiện được hỗ trợ
và hồ sơ đề nghị hỗ trợ thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 67/2014/NĐ-CP…
Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định 5 ngân hàng
thương mại nhà nước trích 14.000 tỷ đồng để cho ngư
dân vay, gồm: Agribank 5.000 tỷ đồng, BIDV 3.000 tỷ
đồng, Vietinbank 3.000 tỷ đồng, MHB 2.000 tỷ đồng,
Vietcombank 1.000 tỷ đồng. Để đẩy mạnh nguồn giải
ngân nguồn vốn này, các ngân hàng đã tổ chức các
tổ công tác trực tiếp xuống các xã, phường, thị trấn
để hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
vay vốn, đảm bảo người dân được vay trực tiếp tại
ngân hàng, nhằm hạn chế tối đa việc vay vốn đóng
tàu thông qua môi giới tín dụng.
Sau hơn 1 năm triển khai, mặc dù đã đạt những
thành quả bước đầu nhưng cũng không ít vướng
mắc nảy sinh khi ngư dân tiếp cận nguồn vốn Nghị
định 67/2014/NĐ-CP. Cụ thể theo kế hoạch, với sự
ra đời của Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cả nước sẽ có
2.079 tàu khai thác đánh bắt xa bờ và 205 tàu dịch vụ
hậu cần được đóng mới bổ sung. Vậy nhưng, theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, đến nay mới chỉ có 23/28 địa phương ven biển
phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn,
với 818 tàu trên 400CV; trong đó đóng mới 731 tàu,
nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp
52 tàu, với tổng số tiền 525 tỷ đồng…
Quá trình giải ngân nguồn vốn cũng diễn ra chậm
và còn thấp so với kế hoạch đề ra. Đến nay, Ngân
Nỗ lực sau một năm triển khai
Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một
số chính sách phát triển thủy sản được ban hành
vào ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ ngày 25/8/2014.
Nghị định này quy định đầy đủ, đồng bộ các chính
sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân
đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ
khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh
tế cao hơn. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín
dụng hỗ trợ đóng tàu. Nghị định 67/2014/NĐ-CP
quy định mức lãi suất hết sức ưu đãi, từ 1-3%/năm
(mức lãi suất thấp nhất hiện nay), Nhà nước cấp bù
từ 4-6% với thời gian cho vay là 11 năm; trong đó,
có một năm ân hạn, hạn mức cho vay từ 70-95% giá
trị đóng mới tàu. Cụ thể, với tàu thép đóng mới có
công suất máy chính từ 400-800CV, ngư dân sẽ chịu
lãi suất 7%/năm và được ngân sách nhà nước hỗ trợ
5%/năm; với tàu vỏ thép đóng mới có công suất trên
800CV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tới 6%/năm; với
tàu vỏ gỗ đóng mới, ngân sách nhà nước hỗ trợ 4%
và 4% cũng là mức hỗ trợ đối với tàu vỏ gỗ đóng
mới nhưng được gia cố bọc thép hoặc bọc vật liệu
mới, ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu cũng được
hỗ trợ với lãi suất rất ưu đãi.
Triển khai chính sách hỗ trợ trên, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản
hướng dẫn, quy định cụ thể về thiết kế kỹ thuật mẫu
tàu cá; đơn vị được phép thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép
khai thác hải sản, tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ;
Quy định chi tiết các yêu cầu về nhà xưởng, trang
thiết bị tối thiểu đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp,
NGHỊĐỊNH67/2014/NĐ-CP:
THỰC TIỄNTRIỂNKHAI VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Kể từ khi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực
(25/8/2014) đến nay, mới chỉ có 52 tàu được nâng cấp, đóng mới với tổng số vốn khiêm tốn
525 tỷ đồng. Vướng mắc lớn nhất chính là vấn đề vốn đối ứng và một số vấn đề nảy sinh
trong quá trình giải ngân như: Cải hoán tàu cũ thành tàu mới, hoàn thuế giá trị gia tăng...
Từ thực tiễn triển khai, bài viết đề xuất một số giải pháp xử lý nhằm đẩy mạnh hiệu quả
cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.