TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
61
đồng/khẩu đối với khu vực II; 100.000 đồng/khẩu đối
với khu vực III. Từ năm 2010 đến 2012, kinh phí thực
hiện chính sách là 1.762,889 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp
cho 17.956.048 lượt người dân thuộc 21 hộ nghèo ở
vùng khó khăn trên địa bàn 57 tỉnh. Các địa phương
đã thực hiện 1.599,764 tỷ đồng, đạt 90,7% kế hoạch,
trong đó hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt đã thực hiện là
987,283 tỷ đồng, chiếm 61,7% và kinh phí hỗ trợ theo
hình thức cấp bằng hiện vật là 612,481 tỷ đồng, chiếm
38,3% tổng kinh phí thực hiện.
Với các chính sách đầu tư trên, khu vực miền núi
đã từng bước thay đổi, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội
đã được đầu tư đáng kể. Sản xuất một số vùng đã có
bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng
lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, giáo dục, y tế,
văn hóa - xã hội đều có chuyển biến tích cực, góp phần
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự xã hội, diện mạo miền núi trong những năm gần
đây có nhiều chuyển biến. Cùng với những chính sách
đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, các chính sách
kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng, bảo
vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng đã
được ban hành. Các chính sách về nông nghiệp, nông
thôn, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể dục thể thao...
đã tạo thành hệ thống chính sách tương đối toàn diện.
Các chương trình, dự án được thực hiện công khai,
dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng, đã
tạo được lòng tin và hiệu ứng tích cực của nhân dân.
Kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân từng bước được nâng lên, các ngành
kinh tế địa phương như thương mại, dịch vụ, sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng đều
phát triển so với trước đây.
Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực trên vẫn
chưa như kỳ vọng và yêu cầu đặt ra, thực tiễn cơ cấu
kinh tế ở các địa phương miền núi chuyển dịch còn
chậm, sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng, thế mạnh kinh tế rừng chưa được phát
huy đúng mức. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và hệ thống thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ; hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Các
nguồn vốn đầu tư cho các huyện miền núi chủ yếu
tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn,
đầu tư cho phát triển sản xuất trong hợp phần của
các chương trình chiếm tỷ lệ rất thấp…
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi bền vững
và hiệu quả trong thời gian tới, bài viết đề xuất một
số giải pháp sau:
Thứ nhất,
tập trung rà soát, đánh giá hiệu quả thực
tài trợ UNDP, Phần Lan, Ai Len còn hỗ trợ kỹ thuật
thông qua các dự án với tổng mức tài trợ khoảng 10
triệu Euro. Trong giai đoạn này, các địa phương đã
triển khai đầu tư xây dựng 12.646 công trình cơ sở hạ
tầng thiết yếu với số vốn đã thực hiện 8.496 tỷ đồng,
đạt 98,2% kế hoạch giao, tổ chức tập huấn được 4.112
lớp cho hơn 160 lượt cán bộ xã, thôn, bản, 231.000
lượt người dân về các nội dung: Kiến thức quản lý
dự án, khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận
dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ dạy
nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 2011, định mức vốn phân bổ cho các địa
phương được tiếp tục thực hiện theo Quyết định
101/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng
kinh phí là 3.214 tỷ đồng. Năm 2012-2013, Chương
trình được thực hiện dưới hình thức Dự án 2 thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững. Kinh phí năm 2012 được giao là 2.300 tỷ đồng,
đã phân bổ 2.279,2 tỷ đồng cho các địa phương,
năm 2013 là 2.494 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư.
Ngày 04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó
khăn giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020
tại Quyết định số 551/QĐ-TTg. Ngay sau khi Chương
trình được phê duyệt, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối
hợp với các Bộ ngành liên quan triển khai xác định
đối tượng đầu tư, xây dựng các văn bản hướng dẫn,
đảm bảo các nội dung của Chương trình 135 được
thực hiện tốt ngay từ đầu năm 2014.
Trong giai đoạn 2011-2015, việc huy động
nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư
cho Chương trình 135 tiếp tục được quan tâm, chú
trọng. Năm 2011-2012, nguồn vốn tăng thêm cho
Chương trình 135 do Chính phủ Ai Len viện trợ
là 13 triệu Euro. Năm 2013, Chính phủ Ai Len cam
kết hỗ trợ ngân sách 13,29 triệu Euro tài trợ cho
Chương trình 135 trong giai đoạn 2013-2015. Ngoài
ra, nhà tài trợ Ai Len và UNDP còn hỗ trợ kỹ thuật
cho Chương trình.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban
hành Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc
hộ nghèo vùng khó khăn (Quyết định số 102/2009/
QĐ-TTg ngày 07/8/2009) Ngày 07/8/2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 102/2009/
QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân
thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn thay cho chính sách
trợ giá trợ cước. Đối tượng thụ hưởng chính sách là
hộ nghèo thuộc khu vực khó khăn theo qui định của
Quyết định 30/2007/QĐ-TTg. Mức hỗ trợ là 80.000