Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 58

62
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
thị trường lao động phục vụ đào tạo.
Thứ bảy,
tiếp tục phân cấp theo hướng trao quyền
tự chủ mạnh hơn nữa cho cấp cơ sở, phù hợp với tình
hình, nhu cầu thực tế. Cấp Trung ương, tỉnh, huyện
chỉ đóng vai rò định hướng, hỗ trợ, kiểm tra, giám
sát. Tăng cường sự tham gia quản lý, giám sát của
người dân, các tổ chức chính trị - xã hội trong quá
trình lập kế hoạch, triển khai thực hiện và giám sát
thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc miền
núi. Đi đôi với việc xây dựng cơ chế, chính sách riêng
cho miền núi về đào tạo, bố trí, sử dụng, thu hút cán
bộ; ưu tiên cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Thứ tám,
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các tỉnh
miền núi, cần sắp xếp các chương trình mục tiêu đầu
tư phát triển miền núi của Chính phủ về một đầu mối
và phân cấp quản lý, tránh đầu tư dàn trải, như thế
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mới đạt hiệu quả
cao, công trình khi hoàn thành đảm bảo phục vụ lâu
dài cho nhân dân ở từng địa phương. Để làm được
như vậy, các tỉnh cần tăng cường cán bộ về cơ sở,
góp phần cải cách thủ tục hành chính, định hướng
địa phương cơ sở tổ chức lại cơ cấu sản xuất nhằm
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Xây
dựng chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu
tư phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ; chính sách
chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết tình trạng thiếu
nước sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc
thiểu số ở địa bàn đặc biệt khó khăn vùng cao, núi
đá, biên giới. Đối với những địa bàn dân tộc thiểu số
quá khó khăn, không thể sản xuất được, Nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ ổn định lương thực và các
nhu yếu phẩm cần thiết để người dân yên tâm giữ gìn
tài nguyên, bảo vệ an ninh biên giới.
Thứ chín,
tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động người dân hiểu, nắm chắc và chủ động tích cực
tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát
chính sách. Nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát
nghèo bền vững của người dân.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Thế giới: Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi (2014);
2. Báo cáo Tổng kết công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc, 2009 –2014;
3. Thực trạng hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực miền núi,
UNDP -2010
hiện các chương trình, chính sách dân tộc, miền núi,
trong đó chú trọng đến hiệu quả đầu tư kết cấu hạ
tầng, phát triển sản xuất, giáo dục, y tế... các hoạt
động nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong
vùng. Qua đó, điều chỉnh, lồng ghép các nguồn vốn
đầu tư, nhất là đầu tư phát triển sản xuất, đào tạo
nguồn nhân lực, đất sản xuất, nhà ở... Trong chương
trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, cần xem xét, bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quản lý và thực
hiện đúng các quy hoạch đã được duyệt. Thực hiện
ngay quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng
cho từng huyện, xã để nhanh chóng giao đất, giao
rừng cho nhân dân phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế, đảm bảo cho từng hộ dân đều có điều kiện
sản xuất và hưởng lợi từ rừng và đất rừng.
Thứ hai,
thể chế quan điểm ưu tiên cho chính sách
dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc và
miền núi thành những quy chuẩn cụ thể, làm cơ sở
xác định mức độ ưu tiên trong từng chính sách, nhất
là các chính sách do các bộ, ngành quản lý.
Thứ ba,
nghiên cứu cơ chế điều phối và giám sát
sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch
định, xây dựng, phân bổ ngân sách và hướng dẫn
thực hiện chính sách dân tộc.
Thứ tư,
khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương, từng thôn bản, biến các
giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể thành sức mạnh tổng hợp thu hút du lịch, hướng
tới phát triển ngành du lịch một cách bền vững và lâu
dài ở các tỉnh miền núi.
Thứ năm,
đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm,
tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ
thuật, nhanh chóng đưa những giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều
kiện thực tế của địa bàn. Xây dựng mạng lưới thú
y cơ sở đủ mạnh để phòng ngừa dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm. Nghiên cứu các mô hình, cách làm mới,
các giải pháp sinh kế bền vững trong chiến lược phát
triển kinh tế miền núi.
Thứ sáu,
tăng quy mô, mở thêm ngành nghề đào
tạo. Với phương châm phối, kết hợp giữa các cơ sở
dạy nghề trong vùng, các cơ sở dạy nghề miền xuôi
để tập trung mở rộng đào tạo các nghề: mây tre đan
xuất khẩu, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, lâm
sinh, mộc dân dụng và mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, dịch
vụ du lịch, may dân dụng và công nghiệp; đồng thời
liên kết đào tạo các nghề (cả dài hạn và ngắn hạn)
phục vụ một số ngành kinh tế đang thiếu lao động kỹ
thuật như: nông, lâm nghiệp, xây dựng. Cơ khí, điện,
điện tử. Thiết lập mối quan hệ với các cơ sở công
nghiệp và dịch vụ trong và ngoài tỉnh nhằm nắm bắt
Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến 2012, kinh phí
thực hiện chính sách là 1.762,889 tỷ đồng hỗ
trợ trực tiếp cho 17.956.048 lượt người dân
thuộc 21 hộ nghèo ở vùng khó khăn trên địa
bàn 57 tỉnh.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,...68
Powered by FlippingBook