Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
59
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện cơ sở
hạ tầng, giảm chi phí hoạt động cho DN…
Việc cải cách thể chế gắn liền đơn giản hoá các
thủ tục đầu tư cũng đang là việc làm cần cải thiện
để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Điểm quan trọng
nhất là phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận đối
với khu vực FDI; cần có một cái nhìn khách quan
và công bằng hơn đối với khu vực FDI và phải xem
đây như một bộ phận tất yếu của nền kinh tế nước
ta, nhất là khi khu vực này đang có một vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế với tỷ trọng trên 50% giá trị
sản xuất công nghiệp, 60-70% tổng kim ngạch xuất
khẩu, trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng
góp khoảng 20% GDP.
Các địa phương cũng cần khẩn trương tiếp cận
thông lệ quốc tế để đón dòng đầu tư, tránh để lỡ
mất chu kỳ đầu tư. Đặc biệt, làm sao thông qua
chính sách, thông qua hỗ trợ và kích thích các DN
trong nước để họ dần lớn mạnh, tận dụng sức lan
tỏa của khu vực FDI, gắn kết được về mặt công
nghệ, kỹ năng, qua đó “tận thu” được cả các lợi ích
trực tiếp và gián tiếp từ khu vực FDI.
Đồng thời với đó, cần mở rộng lĩnh vực, địa bàn
và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào những
thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế
hàng đầu, tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng,
chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI. Muốn vậy,
cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư,
tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật thông tin
về xu thế phát triển của thị trường vốn đầu tư trên
thế giới và chính sách đầu tư của các nước phát
triển, các tập đoàn kinh tế lớn để xúc tiến đầu tư
đến từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng, có
tiềm lực về tài chính và công nghệ cao…
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Trịnh Xuân Thắng (2014), ThS. Hà Thị Thùy Dương (2014), Nâng cao
sức lan tỏa của các DN FDI ở Việt Nam;
2. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Tình hình đầu tư
trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm 2014;
3. Cácwebsite: mpi.gov.vn, khucongnghiep.com.vn, chinhphu.vn, baodautu.
vn, nhandan.vn…
DN này chiếm 20-30% số lượng lao động quản lý
của DN. Đặc biệt, DN FDI còn tham gia tích cực vào
thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP và ngân sách
nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam theo hướng hiện đại. Tỷ trọng đóng góp của
FDI vào GDP liên tục tăng dần qua các năm, đạt
khoảng 20% GDP vào năm 2014…
Như vậy, tác động của nguồn vốn FDI đối với nền
kinh tế Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên, theo đánh giá
của giới chuyên gia, những đóng góp mà DN FDI đem
lại cho nền kinh tế Việt Namvẫn chưa đạt được như kỳ
vọng. Thậm chí, nguồn vốn này còn có xu hướng sụt
giảm trong thời gian gần đây. Theo số liệu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có
757 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,84 tỷ USD, giảm 21%
so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, còn có 281 lượt
dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là
1,65 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014. Như
vậy, vốn đầu tư cấp chứng nhận mới và tăng thêm
trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 5,49 tỷ USD, giảm
19,8% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu so với ba năm
gần đây thì vốn cam kết mới trong 6 tháng qua đang ở
mức thấp nhất. Cụ thể, thu hút FDI 6 tháng đầu năm
của các năm 2012-2014 lần lượt là 6,38 tỷ USD, 10,47 tỷ
USD và 6,85 tỷ USD. Trong bối cảnh Việt Nam đang
tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương
mại tự do (FTA), mở ra cơ hội thu hút vốn FDI từ các
nước có nền kinh tế phát triển thì con số 5,49 tỷ USD
vốn cam kết trong nửa đầu năm rõ ràng cách quá xa
con số đặt ra trong mục tiêu là 23 tỷ USD.
Chuẩn bị cho giai đoạn “bước ngoặt”
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy
Đông từng thẳng thắn bày tỏ, hiện các dòng vốn
FDI từ các nước đang dịch chuyển khá mạnh, song
trên thực tế, dòng vốn lại đang “chảy” sang nước
khác, còn Việt Nam lại chưa đón bắt được dòng
vốn này. Mặt khác, GDP của Việt Nam hiện đang
tăng trưởng tích cực, là dấu hiệu tốt để các nhà đầu
tư quan tâm nhiều hơn nhưng nếu không có chính
sách phù hợp và sự chuẩn bị kỹ càng, Việt Nam có
thể dần đánh mất đi cơ hội này.
Thực tế, diễn biến thu hút FDI năm nay rất khó
dự đoán khi các nhà đầu tư đang trong tâm thế
thăm dò và chờ đợi các hiệp định ký kết. Hiện
đang là giai đoạn “bước ngoặt” trong chạy đua thu
hút FDI. Do vậy, để các dòng vốn FDI thật sự chảy
vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời gian tới,
bên cạnh các chính sách linh hoạt, nhằm phân tích
xu hướng chuyển dịch đầu tư trong khu vực, Việt
Nam cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cải
Tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 757 dự
án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,84 tỷ USD;
có 281 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng
số vốn tăng thêm là 1,65 tỷ USD. Như vậy,
cả vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm trong
6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 5,49 tỷ USD,
giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2014.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...68
Powered by FlippingBook