64
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Giải quyết tình trạng“ngư dân đợi vốn, vốn đợi tàu”
Để chính sách phát triển thủy sản đạt được mục
tiêu, sự nỗ lực từ phía các ngân hàng thương mại là
chưa đủ, cần có sự nỗ lực đồng bộ từ tất cả các bên
tham gia vào tiến trình thực hiện.
Thứ nhất,
Chính phủ cần có các biện pháp đẩy
nhanh “Kế hoạch hành động phát triển ngành công
nghiệp đóng tàu”, để các cơ sở đóng tàu có thể
nhanh chóng tiếp cận được với những chính sách
ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan, chính sách tín
dụng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong lĩnh
vực đánh bắt thủy hải sản.
Thứ hai,
chính quyền địa phương cần tiếp xúc và
giải thích, giúp ngư dân thay đổi suy nghĩ, hiểu về
những lợi ích của phương thức sản xuất mới, đồng
thời hướng dẫn ngư dân cách xây dựng mô hình
thông qua việc xây dựng một mô hình mẫu.
Thứ ba,
các ngân hàng cần tổ chức nhiều hơn nữa
các buổi tiếp xúc giữa đại diện ngân hàng với ngư
dân để tháo gỡ những khó khăn trong thủ tục - hồ
sơ cho khách hàng, đồng thời phổ biến rõ hơn về
chính sách tín dụng ưu đãi và những điều riêng biệt
của ngân hàng đến với ngư dân. Điều này giúp các
ngư dân dễ dàng hơn trong việc lập hồ sơ vay vốn.
Thứ tư,
tích cực thực hiện liên kết, phối hợp đồng
bộ giữa các bên tham gia:
(i) Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; các đơn vị đóng tàu và ngư
dân, để nhanh chóng hình thành nên các mẫu thiết
kế đảm bảo các thông số kỹ thuật cũng như đáp ứng
được yêu cầu của ngư dân; tránh tình trạng ngư dân
đợi vốn, vốn đợi tàu.
(ii) Phân cấp rõ ràng và duy trì sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp thẩm định (chính quyền địa
phương các cấp và ngân hàng thương mại). Sự phối
hợp giữa các cấp này nếu không được duy trì tốt
có thể dẫn đến việc tồn tại khoảng cách không nhỏ
giữa tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng và tiêu chí
xét duyệt của các cơ quan Nhà nước. Điều này khiến
ngân hàng mất thêm thời gian thẩm định lại hồ sơ
vay vốn của ngư dân, thời gian đồng vốn đến được
tay ngư dân sẽ bị kéo dài.
(iii) Thường xuyên liên kết, phối hợp chặt chẽ
giữa các bên để tạo liên kết đầu ra, đầu vào cho ngư
dân, đảm bảo việc sản xuất có hiệu quả và khả năng
thu hồi nợ của ngân hàng.
(iv) Thắt chặt phối hợp giữa ngân hàng và cơ quan
đảm bảo an ninh biển. Sự phối hợp này giúp ngân
hàng dễ dàng hơn trong giám sát tài sản đảmbảo ở các
bến tàu; đồng thời, giảm thiểu những rủi ro trong quá
trình ngư dân ra khơi đánh bắt cũng như quá trình
phát mại tài sản đảm bảo của ngân hàng…
hàng Agribank cam kết giải ngân được xấp xỉ 200 tỷ
đồng. Ngân hàng BIDV cũng đã ký kết 5 hợp đồng tín
dụng với tổng trị giá 63,2 tỷ đồng. 3 ngân hàng còn lại
trong nhóm 5 ngân hàng đã cam kết tham gia chương
trình tuy đã khởi động song tỷ lệ giải ngân còn thấp.
Vướng mắc chính là ở khâu thiết kế mẫu tàu và
quy trình phê duyệt hồ sơ ở địa phương, vốn đối
ứng của ngư dân. Theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP,
tùy thuộc vào chất liệu vỏ tàu và công suất máy
chính, ngư dân có thể vay tối đa từ 70% đến 95%
tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu. Như
vậy, yêu cầu về phần vốn đối ứng là một thách thức
không nhỏ đối với ngư dân, bởi giá thành mỗi con
tàu đóng mới có thể lên đến 15-17 tỷ đồng.
Vướng mắc nữa là về đề “hoàn thuế giá trị gia
tăng”, Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định “Chủ tàu
khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của
tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng
mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV
trở lên”. Vậy nhưng, theo Nghị định 12/2015/NĐ – CP
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế và
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
Thuế và Thông tư số 26/2015/TT – BTC thì tàu đánh
bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia
tăng. Do vậy, đơn vị đóng tàu xuất hóa đơn cho ngư
dân không có thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia
tăng liên quan đến tàu cá thì tính vào chi phí sản xuất.
Điều này sẽ nâng giá thành đóng tàu cho ngư dân.
Ngoài ra, việc tính giá thành đóng tàu, đối với
tàu vỏ thép cũng là vấn đề cần tháo gỡ. Mặc dù, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra
giá khái toán đóng tàu song thực tế giá thành tàu
thường vượt dự toán, gây khó khăn cho ngân hàng
trong quá trình thẩm định. Đặc biệt, theo phản ánh
thực tế tại địa phương, dự toán chi phí đóng tàu
sắt có độ chênh nhau về giá rất lớn. Qua trao đổi
với một số ngư dân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
kinh phí dự toán đóng tàu sắt ban đầu chỉ từ 8-10 tỷ
đồng/tàu (chưa gồm ngư lưới cụ) nhưng thực tế dự
toán kinh phí đóng tàu và ngư lưới cụ mà các cơ sở
đóng tàu đưa ra gần 16-17 tỷ đồng. Bình quân ngư
dân phải trả nợ vay từ 1,5 – 1,8 tỷ đồng/năm, rất khó
đảm bảo trả nợ ngân hàng…
Theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào
chất liệu vỏ tàu và công suất máy chính, ngư
dân có thể vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá
trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu, bao gồm:
Máy móc, ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải,
máy móc thiết bị bảo quản hải sản, bảo quản
hàng hóa, bốc xếp hàng hóa.