60
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
lũ quét hàng năm gây thiệt hại nặng nề về người và
tài sản trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo còn cao so mới mức bình quân
của Việt Nam.
Xác định rõ vai trò quan trọng cũng như những
thuận lợi, khó khăn trên, trong nhiều năm qua, Đảng,
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư, khuyên
khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống người dân khu vực miền núi. Đặc biệt, Chính
phủ đã có nhiều cơ chế riêng nhằm khuyến khích
phát triển kinh tế các vùng khó khăn. Các bộ, ngành
và địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả
các chính sách về phát triển các vùng khó khăn theo
những lĩnh vực thuộc sự quản lý của mình.
Điển hình như Chương trình Phát triển kinh tế -
xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi Chương trình 135 (Quyết
định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 551/QĐ-TTg
ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Trong
giai đoạn 2006-2010, tổng ngân sách trung ương đã
bố trí 14.025,25 tỷ đồng, trong đó định mức đầu tư
các dự án thành phần được tăng theo hàng năm, cụ
thể: Năm 2006 và năm 2007 tăng từ 860 triệu đồng/
xã/năm lên 1.064 triệu đồng/xã/năm. Năm 2010 tăng
lên 1.364 triệu đồng/xã/năm. Đồng thời Chương trình
đã huy động 7 nhà tài trợ gồm Ngân hàng Thế giới,
Ai Len, Australia, Phần Lan, Bộ Phát triển vương
quốc Anh (DFID), Liên minh châu Âu, Thuỵ Sĩ hỗ trợ
khoảng 367 triệu USD, tương đương 6.240 tỷ đồng
theo hình thức hỗ trợ ngân sách để tăng thêm kinh
phí đầu tư hỗ trợ Chương trình. Ngoài ra, các nhà
Thực trạng đầu tư phát triển khu vực miền núi
Vùng dân tộc và miền núi là nơi tập trung tài
nguyên, khoáng sản và tiềm năng lớn về thủy điện, là
đầu nguồn của hàng ngàn sông, suối, cung cấp nước
ngọt, duy trì cân bằng sinh thái, điều kiện khí hậu
nhiều tiểu vùng thuận lợi cho việc phát triển nông,
lâm nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra, miền núi giàu
tiềm năng về du lịch, đặc biệt trong điều kiện mở
rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trong khu
vực và thế giới.
Bên cạnh những thuận lợi trên, vùng dân tộc và
miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Về
điều kiện địa lý, tự nhiên, khó khăn lớn nhất là địa
hình vùng dân tộc và miền núi rất phức tạp, hiểm
trở, thường xuyên chịu ảnh hưởng và tác động lớn
của thiên tai, lũ lụt hạn chế lớn cho việc mở rộng
giao lưu, nhất là những vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới. Nhiều vùng có độ dốc lớn, đất
đai bị xói mòn, bạc màu, cằn cỗi (nhất là khu vực Tây
Bắc, Đông Bắc và miền Trung). Về kinh tế, xã hội, do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kinh tế
- xã hội ở vùng dân tộc và miền núi còn chậm phát
triển. Kết cấu hạ tầng ở một số vùng cao, vùng xa,
vùng căn cứ cách mạng còn thấp kém. Một số nơi còn
tồn tại tập quán lạc hậu, hiện tượng mê tín dị đoan.
Tình trạng du canh du cư, di cư tự do, chặt phá rừng,
khiếu kiện tranh chấp đất đai, hoạt động tôn giáo trái
pháp luật, buôn bán người, vận chuyển, buôn bán
ma túy trái pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp.
Môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Tác
động của biến đổi khí hậu dẫn tới thiên tai, lũ ống,
PHÁT TRIỂNKINHTẾMIỀNNÚI:
CẦNNHIỀUGIẢI PHÁPĐỒNGBỘ
ThS. HOÀNG TUẤN ANH
– Đại học Thái Nguyên
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta đã
triển khai thực hiện thông qua nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích thu hút đầu tư trong
những năm qua. Kết quả là bộ mặt kinh tế - xã hội các vùng miền núi đã có sự đổi thay
đáng kể, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, rút ngắn khoảng cách
giữa miền núi với đồng bằng cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.